Israel chuẩn bị không kích cảng dầu chiến lược của Iran?
Ngày 6/10, Bộ trưởng Paknejad đã đến thăm các cơ sở dầu mỏ và gặp gỡ các nhân viên điều hành tại đảo Kharg, nơi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu dầu của Iran. Ông cũng làm việc với Tư lệnh Hải quân thuộc lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Mohammad Hossein Bargahi, để đánh giá tình hình an ninh và các hoạt động liên quan đến giàn khoan khí đốt South Pars.
Trước đó, ngày 5/10, phát ngôn viên quân đội Israel tuyên bố rằng Israel sẽ đáp trả vụ tấn công tên lửa hôm 1/10 từ Tehran vào thời điểm thích hợp. Theo truyền thông của phương Tây, các cơ sở dầu mỏ của Iran có thể trở thành mục tiêu tấn công trả đũa của Israel. Điều này đã gây thêm lo ngại về an ninh năng lượng trong khu vực.
Cảng dầu trên đảo Kharg là một trong những cảng xuất khẩu dầu quan trọng nhất của Iran, nằm ở phía Nam đất nước, trên Vịnh Ba Tư. Đây là điểm trung chuyển chủ yếu cho khoảng 90% lượng dầu xuất khẩu của Iran. Với khả năng chứa lên tới 23 triệu thùng dầu thô, cảng Kharg đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, đặc biệt trong bối cảnh Iran phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế.
Cảng Kharg nằm gần các mỏ dầu và khí đốt quan trọng của Iran, bao gồm mỏ South Pars, một trong những mỏ khí lớn nhất thế giới. Từ đây, dầu thô của Iran được vận chuyển đến các thị trường quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran.
Do tầm quan trọng chiến lược của cảng Kharg, vấn đề an ninh tại đây luôn được đặt lên hàng đầu. Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thường xuyên triển khai các đơn vị hải quân để đảm bảo an ninh cho cảng và các giàn khoan dầu khí xung quanh. Trong bối cảnh căng thẳng khu vực, đặc biệt là mối đe dọa từ Israel, Iran đã tăng cường các biện pháp bảo vệ tại khu vực này.
Iran, một thành viên của OPEC, hiện có sản lượng dầu khoảng 3,2 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng toàn cầu. Năm nay, xuất khẩu dầu của nước này đã tăng mạnh lên gần 1,7 triệu thùng/ngày, dù Mỹ vẫn đang duy trì các lệnh trừng phạt. Phần lớn nguồn dầu xuất khẩu của Iran được vận chuyển từ cảng Kharg, với công suất chứa lên tới 23 triệu thùng dầu thô.
Trung Quốc, khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran, đã nhập khẩu từ 1,2-1,4 triệu thùng dầu/ngày từ Iran trong nửa đầu năm 2024, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Moscow có quyền tấn công cơ sở quân sự của các quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ nhắm vào lãnh thổ Nga.
Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.
Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.
Thủ tướng Liban Najib Mikati cho biết quân đội nước này đang chuẩn bị tăng cường sự hiện diện quân sự ở miền Nam Liban, trong bối cảnh xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hezbollah và Israel chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
0