Israel lên kế hoạch đưa quân vào Liban
Vào thứ Tư, tham mưu trưởng IDF, Trung tướng Herzi Halevi đã thông báo về khả năng tiến hành một chiến dịch trên bộ tại quốc gia láng giềng khi ông đến thăm đơn vị quân đội đồn trú tại biên giới phía bắc của Israel. Các cuộc không kích chống lại các mục tiêu của Hezbollah ở Liban trong tuần qua nhằm mục đích chuẩn bị "cho khả năng xâm nhập của bộ binh".
Theo tướng Halevi, Israel vẫn đang tìm cách đưa những người dân phải di dời từ các khu vực phía Bắc trở về nhà của họ. “Để làm được điều này, chúng tôi đang chuẩn bị cho chiến dịch trên bộ", nhưng ông không tiết lộ khung thời gian tiến hành chiến dịch. Theo đó, binh lính Israel sẽ tiến vào, tiêu diệt đối phương và phá hủy cơ sở hạ tầng một cách quyết liệt. Tướng Halevi đồng thời tuyên bố rằng, Hezbollah đã biến các ngôi làng thành “tiền đồn quân sự lớn, với cơ sở hạ tầng ngầm, điểm tập kết và bệ phóng vào lãnh thổ của Israel."
Israel và Hezbollah thỉnh thoảng giao tranh trong suốt một năm qua. Hezbollah ủng hộ mạnh mẽ Hamas trong cuộc chiến với Israel. Israel đã leo thang mạnh mẽ chiến dịch chống lại nhóm vũ trang Shia vào đầu tháng này, làm bị thương hàng nghìn người trong một hoạt động phá hoại nhắm vào các thiết bị liên lạc cầm tay của các thành viên nhóm và ném bom miền nam Liban. Theo các cơ quan y tế Liban, các cuộc tấn công của Israel đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.300 người.
Tin của ABC news được đưa ra chỉ một ngày sau khi thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah bị giết trong một cuộc không kích của Israel nhắm vào trụ sở chính của nhóm này ở vùng ngoại ô phía Nam thủ đô Beirut của Liban. Israel sau đó tuyên bố rằng hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự của Hezbollah đã bị tiêu diệt. Họ cũng chia sẻ danh sách một chục chỉ huy hàng đầu đã bị giết trong vài tuần qua.
Hôm nay, 29/9, quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt một quan chức cấp cao khác của Hezbollah, đó là Nabil Qaouk, chỉ huy Đơn vị An ninh Phòng ngừa của Hezbollah và từng tham gia Hội đồng Trung ương của nhóm. Sự việc này xảy ra sau khi Israel ám sát thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah và báo cáo đã tiêu diệt hầu hết các lãnh đạo quân sự của tổ chức này.
IDF cho rằng, Qaouk được coi là người có quyền lực gần cao nhất của Hezbollah và "trực tiếp tham gia vào việc thúc đẩy các hành động chống lại Nhà nước Israel và công dân của nước này, ngay cả trong những ngày gần đây". IDF nói thêm rằng quan chức Hezbollah này đã gia nhập nhóm vào những năm 1980 và giữ một số chức vụ điều hành ở miền nam Liban.
“IDF tiếp tục tấn công và tiêu diệt các chỉ huy của tổ chức Hezbollah và hành động chống lại bất kỳ ai đe dọa công dân của Nhà nước Israel”, tuyên bố nói thêm.
Hezbollah vẫn chưa bình luận về tuyên bố của Israel.
Lịch sử xâm lược Liban của Israel
Nếu quân đội Israel tiến vào Liban, đây sẽ là cuộc xâm lược thứ tư của Israel tại đây trong vòng 50 năm qua. Lần đầu tiên, vào năm 1978, nhằm mục đích đẩy lùi các chiến binh Palestine và chiếm một dải đất hẹp dọc theo biên giới. Vào thời điểm đó, Liban là nơi trú ẩn cho khoảng 100.000 người Palestine bị buộc phải rời bỏ nhà cửa trong cuộc chiến giành độc lập của Israel vào năm 1948, một giai đoạn mà những người tị nạn gọi là "Nakba" hay thảm họa. Sau đó, Tổ chức Giải phóng Palestine đã sử dụng miền nam Liban làm căn cứ hoạt động.
Khi Israel bắt đầu một cuộc xâm lược toàn diện vào năm 1982, quân đội đã chiếm đóng nơi đây trong gần hai thập kỷ. Lực lượng Hezbollah ra đời chính trong thời kỳ chiếm đóng đó và họ chiến đấu với mục tiêu là đuổi lực lượng Israel khỏi vùng đất này. Binh lính Israel cuối cùng đã bị buộc phải rút lui vào năm 2000.
“Tất cả người Israel đều không thích ý tưởng về một chiến dịch trên bộ ở Liban”, Sarit Zehavi, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Alma, nghiên cứu mối đe dọa an ninh ở biên giới phía bắc của Israel, cho biết. “Không chỉ vì sự kiện năm 2006, mà còn vì tất cả những gì chúng tôi đã trải qua ở Liban từ năm 1982,” bà nói. “Nhưng nếu không còn lựa chọn nào khác, chúng tôi phải làm điều đó.”
Kể từ năm 2006, Israel đã điều chỉnh học thuyết quân sự của mình theo cách mà họ hy vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi rõ ràng hơn cho hiện trạng. Đã có những câu hỏi về chiến lược tiêu hao, nghĩa là xung đột lặp đi lặp lại lại với lực lượng địch để khôi phục khả năng răn đe tạm thời. Vào năm 2020, Trung tướng Aviv Kohavi, khi đó là tham mưu trưởng của Israel đã chuyển sang một chiến lược mà ông gọi là "chiến thắng quyết định".
Tuần trước, tham mưu trưởng hiện tại, Trung tướng Herzi Halevi đã nói với quân đội hoạt động ở phía Bắc rằng họ nên chuẩn bị cho một chiến dịch trên bộ ở miền nam Liban và "tiêu diệt dứt điểm" kẻ thù ở đó.
Cuộc chiến năm 2006 là "một cuộc chơi hoàn toàn khác" so với các kế hoạch chiến đấu được diễn tập kỹ lưỡng đang được triển khai ngày nay, Oded Eilam, một cựu sĩ quan cấp cao tại cơ quan tình báo Mossad của Israel cho biết.
Khi đó, chiếc xe tăng đầu tiên của Israel đã vượt biên giới chỉ vài giờ sau khi Hezbollah bắt cóc hai binh lính và giết chết ba người khác. Xe tăng vướng phải mìn, khiến bốn người lính khác thiệt mạng.
Trong đợt không kích mở màn kéo dài 34 phút, các máy bay phản lực của Israel đã ném bom 75 bệ phóng tên lửa tầm xa. Eilam cho biết những bệ phóng này chiếm khoảng hai phần ba năng lực tên lửa tầm xa của Hezbollah. Nhưng danh sách các mục tiêu chiến lược đã chuẩn bị để duy trì áp lực, đã cạn kiệt trong vòng vài ngày. Ông nói: "Chúng tôi đã thiếu thông tin tình báo". "Điều đó có nghĩa là phải chạy mà không nhìn thấy đường". Phải đến khi Israel tấn công vùng ngoại ô phía nam Beirut, một thành trì của Hezbollah, thì cuộc chiến mới bắt đầu thay đổi. "Điều đó đã thay đổi hướng của cuộc giao tranh", Eilam nói. "Chúng tôi bắt đầu thực sự xóa sổ các tòa nhà - 20 đến 30 tầng. Đó là một làn sóng chấn động đối với Hezbollah."
Kể từ đó, Israel đã cải thiện đáng kể năng lực tình báo của mình, xây dựng một danh sách gồm hàng nghìn mục tiêu để tấn công trong bất kỳ cuộc chiến nào, ông cho biết. The Post đưa tin vào thời điểm đó cho rằng, đến năm 2011, tình báo Israel đã lập bản đồ 1.000 mục tiêu ở phía nam.
Tuần trước, quân đội cho biết máy bay chiến đấu của Israel đã tấn công 1.500 mục tiêu chỉ trong 36 giờ. Chỉ riêng trong sáu giờ đầu tiên của chiến dịch không kích, Lực lượng Phòng vệ Israel đã gây ra nhiều thiệt hại cho Hezbollah hơn so với 34 ngày của cuộc chiến năm 2006, Thiếu tá Doron Spielman, phát ngôn viên quân đội cho biết.
“Những gì người ta đã thấy trong hai tuần qua, là kết quả trực tiếp của một kế hoạch tình báo được nghiên cứu rất cẩn thận về các địa điểm mà Hezbollah đang có kế hoạch nhắm mục tiêu vào Israel”.
Tình báo Israel đã thâm nhập vào “những phần riêng tư nhất của Hezbollah,” Eilam nói. “Có thể thấy điều đó trong vụ nhắm mục tiêu chính xác vào các thành viên Hezbollah, mặc dù họ đã loại bỏ điện thoại của mình, họ đã loại bỏ máy nhắn tin của mình,” ông nói thêm. “Họ không biết Israel đã làm điều đó như thế nào.”
Kịch bản Gaza lặp lại
Nhưng lực lượng Israel cũng đã học được những bài học gần đây ở Gaza, đặc biệt là cuộc chiến tranh trong các đường hầm. Nhiều bài học cũng có thể được áp dụng trên chiến trường Liban.
Thủ tướng Netanyahu bị ràng buộc bởi những người cực đoan cánh hữu trong chính phủ của ông và quá tập trung vào sự sống còn chính trị của mình, nên không thể đảm bảo rút lực lượng bộ binh kịp thời. Bộ trưởng an ninh quốc gia của Netanyahu, Itamar Ben Gvir, đã đe dọa sẽ rời khỏi chính phủ nếu Thủ tướng đồng ý ngừng bắn với Hezbollah cũng như Hamas và vì thế quân đội Israel vẫn ở Gaza gần một năm sau khi họ phát động cuộc tấn công. Tương tự với Liban, nếu một chiến dịch bộ binh bắt đầu, người ta không dám chắc khi nào nó kết thúc.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ theo đuổi quan hệ hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm làm sâu sắc thêm liên minh song phương lâu đời, không chỉ vì lợi ích của hai quốc gia mà còn cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ngày 21/11, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Gaza, cho rằng đây là quyết định "chống Do Thái".
Lực lượng không quân Ukraine vừa xác nhận Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này, nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Cựu hạ nghị sĩ bang Florida Matt Gaetz hôm 21/11 thông báo rút khỏi đề cử bộ trưởng Tư pháp do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra.
Chính quyền Nhà nước Palestine đã từ chối mọi kế hoạch của Israel về việc thiết lập vùng đệm ở phía Bắc Dải Gaza để phân phối viện trợ.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani vừa bị truy tố tại New York, Mỹ với cáo buộc âm mưu hối lộ và gian lận trị giá hàng tỷ USD. Đáng chú ý, tỷ phú Gautam Adani hiện là người giàu thứ 2 tại Ấn Độ và giàu thứ 22 tại châu Á, với tổng tài sản gần 70 tỷ USD.
0