Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên ngày 23/2
Thị trường chứng khoán ghi nhận biến động mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 23/2. Buổi sáng, chỉ số tăng tích cực nhờ lực đỡ của nhóm cổ phiếu ngân hàng, áp lực bán bất ngờ xuất hiện sau 14h chiều khiến VN-Index quay đầu giảm mạnh. Chỉ số chung đóng cửa phiên với mức giảm 15,31 điểm (1,25 %) xuống 1.212 điểm. Thanh khoản cũng tăng đột biến với giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE vượt 30.000 tỷ đồng. Giao dịch của khối ngoại tiếp tục là dấu hiệu tiêu cực với giá trị bán ròng trên toàn thị trường khoảng 789 tỷ đồng.
Trên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 767 tỷ đồng. Tại chiều mua, tâm điểm mua ròng là cổ phiếu DGC với giá trị 119 tỷ đồng. Theo sau, EVF, VRE lần lượt được mua ròng với giá trị lần lượt 95 tỷ đồng, 50 tỷ đồng. Tiếp theo đó, cổ phiếu PAN và VNM được mua ròng trên HoSE với 32 và 37 tỷ đồng. Ngược lại, VPB chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 195 tỷ đồng, MWG, VIX là hai cổ phiếu tiếp theo bị bán 183 và 140 tỷ đồng tỷ đồng mỗi mã. Ngoài ra, khối ngoại cũng bán ròng TPB và MSN với giá trị lần lượt là 78 và 76 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại bán ròng 21 tỷ đồng. Tại chiều mua, IDC được mua ròng mạnh nhất với giá trị 46 tỷ đồng. Bên cạnh đó, MBS xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HNX với 10 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng NBC, TIG, LAS với giá trị không quá lớn. Ngược lại, PVS là mã chịu áp lực bán ròng của khối ngoại với giá trị 43 tỷ đồng; theo sau SHS bị bán khoảng 19 tỷ đồng.
Việc thị trường điều chỉnh là điều có thể nhận thấy từ trước, do chỉ số VN-Index đã có những phiên tăng điểm ấn tượng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy lực cầu hấp thụ khá mạnh khi index chỉnh về vùng 1210-1215 điểm giúp thanh khoản tăng mạnh kỉ lục và TT không có hiện tượng bán mạnh bất chấp (không có nhiều cổ phiếu giảm sàn). Chính vì vậy, đây có thể được coi là nhịp điều chỉnh cần thiết để thị trường tiếp tục tích lũy, tiếp tục thu hút dòng tiền đứng ngoài tham tham gia trở lại.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.
Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
0