Không thể xem nhẹ rối loạn học tập ở trẻ

Khi trẻ đọc chậm, viết chậm, không tập trung, hay quên... dễ có thể bị rối loạn học tập. Đến nay, chứng rối loạn học tập vẫn chưa được nhiều phụ huynh quan tâm đúng mức có thế dẫn đến việc trẻ phải bỏ học vì kết quả học tập không tốt, hoặc mắc thêm các rối loạn khác.

Chiều 20/11, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai, đã tổ chức buổi truyền thông về các rối loạn học tập ở trẻ em. Theo các bác sĩ, đến nay rối loạn học tập vẫn chưa được quan tâm đúng mức, có thế dẫn đến việc trẻ bỏ học vì kết quả học tập không tốt, hoặc có thêm các vấn đề về tâm lý hệ lụy từ rối loạn học tập.

Các bác sĩ Viện Sức khỏe tâm thần chia sẻ thông tin tại buổi truyền thông.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến, Phòng tâm thần Nhi - Thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe Tâm thần thông tin về một nam sinh 14 tuổi chậm đọc chậm viết từ nhỏ, lớn lên khó tập trung khi đọc sách, hay quên, bác sĩ chẩn đoán rối loạn học tập. Người nhà cho biết, từ nhỏ em đã gặp khó khăn trong môn tiếng Việt, không hiểu nội dung của câu chữ, chép sai chính tả. Em cũng thường không nghĩ ra từ để nói một câu rành mạch. Lớn lên, em kém trong các môn học yêu cầu sự khéo léo như thủ công cắt tỉa giấy, lắp ráp mô hình, đồng thời ít nói, nói chuyện chậm, thường xuyên phải dừng lại để suy nghĩ từ.

Sáu tháng nay, em chuyển học ở trường mới, có biểu hiện buồn chán, mệt mỏi, kém tập trung. Em thường dễ nổi nóng, cáu gắt. Do đó, gia đình đã đưa em đến Viện Sức khỏe tâm thần thăm khám. Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán rối loạn cảm xúc và hành vi khởi phát tuổi thanh thiếu niên - rối loạn học tập. Sau 10 ngày được điều trị bằng liệu pháp can thiệp tâm lý và hóa dược, các triệu chứng căng thẳng, cáu gắt, buồn chán đã thuyên giảm. Bệnh nhi đã được xuất viện và được tư vấn tiếp tục điều trị can thiệp tâm lý.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Công Thiện, Trưởng phòng Tâm thần nhi- Thanh thiếu niên (Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đến nay rối loạn học tập của trẻ em vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều người vẫn quan niệm, trẻ chậm đọc hay viết là vấn đề bình thường, đến độ tuổi nào đó sẽ hết. Nhưng gần đây, trong số nhiều bệnh nhân tới khám tại Viện do gặp các vấn đề về kỹ năng, các bác sĩ đã ghi nhận một số trường hợp đã mắc rối loạn học tập.

Bác sĩ Lê Công Thiện - Trưởng phòng khám tâm thần nhi, Viện Sức khỏe tâm thần.

Rối loạn học tập là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thành tích học tập kém. Các rối loạn học tập ở trẻ được mô tả là không đạt được kết quả tốt trong các lĩnh vực học tập như đọc, diễn đạt bằng ngôn ngữ viết, hoặc toán học khi so sánh với khả năng trí tuệ tổng thể của trẻ đó. Các rối loạn học tập bao gồm rối loạn đọc, rối loạn viết, rối loạn tính toán. Trong đó, rối loạn đọc phổ biến nhất, chiếm 80% những người được xác định có khuyết tật học tập, với tỷ lệ khoảng 10-36% trẻ tuổi đi học, 3-12% dân số, thường ở trẻ trai. Tỷ lệ cao đồng diễn với khuyết tật tính toán. Còn rối loạn tính toán thường xảy ra ở 5-8% trẻ. Ngoài ra, 53% trẻ em bị khuyết tật đọc cũng bị khuyết tật toán học, trong khi 46% trẻ em bị khuyết tật toán học cũng bị khuyết tật về đọc.

Rối loạn đọc cũng có khả năng di truyền cao. Tuy nhiên, rối loạn học tập (rối loạn kỹ năng đọc và viết) không phải là rối loạn phổ tự kỷ. Hiện chưa có thuốc nào được phê duyệt để điều trị rối loạn này. Phương pháp điều trị là sử dụng các biện pháp liệu pháp nhận thức - hành vi; tâm lý động; nhận thức phân tích; nghệ thuật; kịch; âm nhạc; liệu pháp gia đình - hệ thống…

Nhiều cha mẹ chưa hiểu và biết đến triệu chứng rối loạn học tập, nên nhận biết về căn bệnh này còn rất ít. Tiến triển của rối loạn học tập có thể kéo dài, ngoài lứa tuổi trẻ em có thể kéo dài đến tuổi vị thành niên, có người đến tuổi trưởng thành. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ nặng hơn và có thêm các rối loạn khác. Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh nên quan tâm và theo sát con khi con bắt đầu đi học để sớm phát hiện những bất thường của trẻ (nếu có) và đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên môn để thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy vào từng loại rối loạn, sẽ có phương pháp điều trị cụ thể./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Chiều 5/1, Cục Y tế dự phòng đã báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) tại Trung Quốc.

Giao Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề cho bệnh viện tư nhân là một trong những điểm mới quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà Bộ Y tế vừa ban hành.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận một trường hợp bé gái 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà.

Tiêu thụ đồ uống có cồn là nguyên nhân dẫn đến khoảng 100.000 ca ung thư và 20.000 ca tử vong liên quan đến ung thư mỗi năm tại Mỹ. Đây là lý do khiến giới chức y tế nước này kêu gọi áp dụng nhãn dán cảnh báo đặc biệt trên đồ uống có cồn, nhằm thông báo về nguy cơ gây ung thư.

Sáng 4/1, Hội Nội soi tiêu hóa và can thiệp Việt Nam (VIGES) chính thức ra mắt và tổ chức Đại hội thành lập Hội Nội soi tiêu hóa và can thiệp Việt Nam lần thứ 1, nhiệm kỳ 2025-2030.

Sau 55 ca ghép thận thành công tại Bệnh viện Xanh Pôn và 5 ca tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, đến nay, kỹ thuật ghép thận đã trở thành kỹ thuật thường quy của hai bệnh viện hạng một của ngành Y tế Thủ đô.