Kiểm soát camera hành trình, ngăn ngừa vi phạm giao thông

Theo quy định từ Nghị định 10/2020 và mới đây nhất là Nghị định số 41/2024, các loại xe kinh doanh vận tải hành khách phải lắp đặt hệ thống camera giám sát hành trình và camera giám sát trong xe. Đây là yêu cầu bắt buộc nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của lực lượng chức năng.

Ô tô khách chạy tuyến Lai Thành - Giáp Bát là phương tiện đầu tiên tổ công tác tiến hành kiểm tra. Camera soi chiếu trong xe hoạt động ổn định, có lưu giữ liệu ảnh chụp lại theo đúng thời gian quy định.

Qua đăng nhập thông tin từ biển kiểm soát, lực lượng Thanh tra giao thông cũng kiểm tra dữ liệu giám sát hành trình và không phát hiện vi phạm. Lái xe cũng đã trình đẩy đủ giấy tờ và thẻ nhận dạng lái xe phục vụ làm việc.

Kiểm tra xe khách đến từ Thanh Hóa. Thẻ nhận dạng lái xe được quyét qua hệ thống và cập nhật dữ liệu. Soi chiếu camera trong xe, thông tin xác nhận trùng khớp.

Đại diện nhà xe này cho biết, từ khi triển khai lắp đặt đồng bộ hệ thống camera phục vụ giám sát, các lái xe đã nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông hơn. Đồng thời, chủ phương tiện cũng quản lý chặt chẽ hơn, nhanh hơn với tài xế và phương tiện của mình, nhất là khi có dấu hiệu vi phạm.

Kiểm soát camera hành trình, ngăn ngừa vi phạm giao thông

Theo lực lượng Thanh tra giao thông, việc không lắp đặt hay lắp đặt hệ thống camera đối với xe kinh doanh vận tải nhưng không truyền dữ liệu giám sát hành trình về Cục Đường bộ thì lái xe sẽ bị phạt 4 triệu, chủ doanh nghiệp phạt 11 triệu.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước giấy phép lái xe 2 tháng, tước phù hiệu kinh doanh của doanh nghiệp 2 tháng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là việc kịp thời kiểm soát, nhắc nhở các vi phạm để hạn chế TNGT.

Đặc biệt là việc kiểm soát lộ trình và quy định lái xe không được điều khiển xe quá 4 tiếng liên tục và trên 8 tiếng một ngày nhằm đảm bảo sức khỏe khi tham gia gia giao thông.

Hiện, cả nước có trên 900.000 phương tiện thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình truyền dữ liệu về Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.

Thống kê từ ngày 1/1 đến ngày 20/6/2024, qua hệ thống này, Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố đã xử lý, thu hồi phù hiệu hơn 18.000 phương tiện vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000 km trở lên; chấn chỉnh, nhắc nhở đối với gần 190 nghìn phương tiện vi phạm tốc độ, quá thời gian lái xe, không truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình về Hệ thống của Cục Đường bộ Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai công tác phòng chống sự cố, thiên tai, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, sẵn sàng cho mọi tình huống.

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.