Lan tỏa thông điệp vì hòa bình từ Thủ đô Hà Nội
Toàn bộ không gian hồ Hoàn Kiếm những ngày này trở thành một Hà Nội thu nhỏ của những năm tháng xưa cũ, với những cửa ô được dựng lên, với những Ô Cầu Giấy, Ô Đông Mác... Dọc tuyến đường Đinh Tiên Hoàng là những mô hình tái hiện những di sản đặc sắc nhất của Thủ đô, là Hoàng Thành Thăng Long, Cột cờ Hà Nội, là chợ Đồng Xuân, là những nếp nhà rêu phong phố cổ.
Với 3 phân đoạn: “Những ngày toàn quốc kháng chiến”, “Cảm xúc tháng Mười” và “Khí phách Hà Nội”, các nghệ sĩ đã tái hiện sinh động câu chuyện huyền sử về Vua Lê Lợi trả gươm báu cho thần Kim Quy ở hồ Hoàn Kiếm; tái hiện khoảng thời gian 9 năm kháng chiến gian khổ đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, để ngày 10/10/1954, người dân Hà Nội tràn ngập trong niềm hân hoan, hạnh phúc đón đoàn quân chiến thắng trở và thể hiện một Hà Nội năng động, sáng tạo trong xây dựng, phát triển Thủ đô.
Màn thực cảnh tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng” đã khơi lên cảm xúc thiêng liêng và tự hào khi đoàn quân tiến qua lễ đài. Đặc biệt, hình ảnh Bác sĩ Trần Duy Hưng, vị Chủ tịch Ủy ban hành chính đầu tiên của Hà Nội vẫy tay chào người dân Thủ đô trong ngày giải phóng Thủ đô được tái hiện, theo sau là lớp lớp đoàn quân “đem vinh quang sức dân tộc trở về”. Đó là khoảnh khắc không thể nào quên, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam, cho sự nghiệp xây dựng, phát triển của Thủ đô.
Hơn 8.000 người tham gia trình diễn, diễu hành đã tái hiện một Hà Nội hào hoa, Hà Nội anh dũng, Hà Nội giàu có về di sản, Hà Nội năng động trong hội nhập và phát triển. Lễ hội tri thức dân gian, di sản truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, những tập quán và những làng nghề, gắn liền với lịch sử văn hóa trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc được trình diễn. Chính các di sản đó đã tạo nên chiều sâu, bề dày văn hóa của Thăng Long Hà Nội.
Một màn trình diễn ấn tượng là tái hiện lễ ăn hỏi của người Hà Nội xưa trên nền ca khúc “Hà Nội 12 mùa hoa”. Gần 100 người đã đưa người xem trở lại không gian cưới hỏi đầy hoài niệm, với xích lô và những lễ vật của Hà Nội những năm tháng xưa.
Tự hào và xúc động là cảm giác của người trực tiếp diễu hành và những người dân Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Kim Nhung - CLB sức khoẻ ngoài trời, huyện Thanh Trì, chia sẻ: "Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời huyện Thanh Trì có 120 trống tham gia biểu diễn chương trình khai mạc của 70 năm giải phóng Thủ đô. Để chuẩn bị cho ngày vui chung của Thủ đô, 120 trống của chúng tôi đã phải tập luyện 1-2 tháng”.
Ông Khuất Minh Trí, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, cho hay: "Chúng tôi có 6 tổ dân phố, mỗi tổ dân phố đều lựa chọn các đại biểu tích cực hăng hái và nhiều thành tích trong hoạt động của tổ dân phố để tham gia ngày hội hôm nay”.
"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã diễn ra trang trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình - Thành phố sáng tạo; khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp: Văn hiến, Anh hùng, Hòa bình, Hữu nghị của Thủ đô và dân tộc Việt Nam.
Sáng sớm 23/11, đỉnh Fansipan (thị xã Sa Pa, Lào Cai) nhiệt độ giảm còn 2 độ C, xuất hiện lớp băng mỏng.
Sáng 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động cuộc thi "Thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ" (RESET 2024).
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Sáng 23/11, tại phố đi bộ hồ Gươm, Cục Lâm nghiệp phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Câu lạc bộ Liên kết trẻ Việt Nam đã tổ chức chuỗi chương trình "Nhảy! Vì sự tử tế" - chung tay giữ rừng chống bão lũ, bảo vệ động vật hoang dã.
Sáng 23/11, tại Quảng trường Ba Đình, đoàn đại biểu tham dự Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần II năm 2024 đã làm lễ báo công dâng Bác và tham quan khu di tích Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thông tin về công tác chăm sóc người có công với cách mạng. Theo đó, trong 10 tháng năm 2024, các địa phương đã thực hiện chi trả trợ cấp cho hơn 1.066.632 người có công với cách mạng với kinh phí khoảng hơn 23.000 tỷ đồng.
0