Lãnh đạo đảng Dân chủ ủng hộ bà Kamala Harris

Ngày 23/7, các nhân vật hàng đầu của đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ gồm Thượng nghị sĩ Chuck Schumer - lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện và Hạ nghị sỹ Hakeem Jeffries - lãnh đạo nhóm thiểu số tại Hạ viện đã tuyên bố ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng này trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Ông Schumer và ông Jeffries đã đưa ra tuyên bố chính thức trong cuộc họp báo gần tòa nhà Quốc hội Mỹ. Ông Jeffries ca ngợi bà Harris đã “sẵn sàng, quyết tâm và đủ khả năng lãnh đạo đảng Dân chủ đi tới tương lai” và sẽ “đấu tranh” cho cử tri khắp đất nước.

Sau khi Tổng thống Joe Biden quyết định rút khỏi chiến dịch tranh cử hôm 20/7 và ủng hộ bà Harris thay thế ông tiếp tục tranh cử tổng thống, đảng Dân chủ đã nhanh chóng tập hợp phía sau chiến dịch tranh cử của bà Harris nhằm trao cho bà đủ số phiếu đại biểu để trở thành người đại diện đảng tranh cử tổng thống năm nay.

Tính tới ngày 23/7, đã có hàng chục Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tuyên bố ủng hộ chiến dịch tranh cử của bà Harris. Bà còn được nhiều nhân vật quan trọng của đảng này ủng hộ, như cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, cựu Tổng thống Bill Clinton, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và Hạ nghị sỹ James Clyburn.

Đã có hàng chục Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tuyên bố ủng hộ chiến dịch tranh cử của bà Harris.

Chỉ trong 48 giờ sau khi Tổng thống Biden tuyên bố rút lui, số tiền đóng góp vào quỹ tranh cử của bà Harris đã tăng vọt. Ban vận động tranh cử của bà thông báo đã nhận được hơn 100 triệu USD của 1,1 triệu người ủng hộ từ trưa 20/7 tới tối 22/7.

Cũng trong ngày 23/7, bà Harris đã tới Milwaukee, bang Wisconsin, để tiến hành buổi vận động tranh cử tổng thống đầu tiên của mình. Đây là cơ hội để bà Harris thiết lập lại chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ, cũng như chứng minh bà có khả năng đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng hòa là cựu Tổng thống Donald Trump.

Wisconsin là một trong những bang chiến địa quan trọng nằm trên khu vực được gọi là “Vành đai Rỉ sét." Kết quả tại những bang chiến địa ở khu vực này được cho có thể quyết định thành bại của các ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trong ngày làm việc thứ hai sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tổ chức buổi họp báo tại Nhà Trắng, đề cập đến hàng loạt vấn đề “nóng” đang được dư luận quan tâm.

Ngay trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, ông Donald Trump đã tuyên bố có thể áp thuế lên Mexico và Canada.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2025 tại Davos thu hút hơn 3.000 nhà lãnh đạo toàn cầu, thảo luận về các thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ. Các vấn đề bất ổn địa kinh tế, thương mại, khí hậu và các đột phá công nghệ như AI sẽ được bàn thảo sâu rộng.

Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có ngày làm việc đầu tiên với việc gặp mặt những người đồng cấp trong nhóm bộ tứ Quad, gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy làm tiếc trước quyết định rút lui khỏi tổ chức này của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay trong ngày ông tuyên thệ nhậm chức và hy vọng ông Trump sẽ thay đổi lại quyết định của mình.

Phó Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) Ted Chaiban, hôm qua, 21/1, đã có chuyến thăm các cơ sở giáo dục do UNICEF thành lập tại thành phố Aleppo, Syria. Tại đây, ông Chaiban kêu gọi các đối tác tiếp tục hỗ trợ Syria và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo các trường học tại quốc gia này.