Lấy ý kiến dự thảo xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT
Theo dự thảo Nghị định, người được xét tặng danh hiệu NSND phải có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 20 năm trở lên (15 năm đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa); đã được tặng danh hiệu NSƯT. Cá nhân hoạt động nghệ thuật phải có ít nhất 2 giải Vàng quốc gia, trong đó có 1 giải Vàng là của cá nhân hoặc có ít nhất 3 giải Vàng quốc gia trong trường hợp không có 1 giải Vàng của cá nhân.
Cá nhân là người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật thì phải có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, được công chúng yêu thích đón nhận (tác phẩm đạt tiêu chí: có 1 tác phẩm đạt ít nhất 2 giải Vàng quốc gia hoặc có ít nhất 2 tác phẩm đạt giải Vàng quốc gia). Với danh hiệu NSƯT, người được xét tặng phải có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật 15 năm trở lên (10 năm đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa). Cá nhân hoạt động nghệ thuật phải có ít nhất 2 giải Vàng quốc gia, trong đó có 1 giải Vàng là của cá nhân hoặc có ít nhất 1 giải Vàng quốc gia và 2 giải Bạc quốc gia, trong đó có 1 giải Vàng là của cá nhân hoặc có ít nhất 3 giải Vàng quốc gia trong trường hợp không có 1 giải Vàng của cá nhân). Cá nhân là người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật phải có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, được công chúng yêu thích đón nhận (tác phẩm đạt tiêu chí: có 1 tác phẩm đạt ít nhất 2 giải Vàng quốc gia hoặc có ít nhất 2 tác phẩm đạt giải Vàng quốc gia).
Cũng theo dự thảo, một số trường hợp đặc biệt được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT là các cá nhân có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật xuất sắc: Cá nhân là người cao tuổi có nhiều đóng góp trong lĩnh vực hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; cá nhân tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ nhiệm vụ chính trị lớn của địa phương và đất nước; cá nhân hoạt động trong loại hình nhạc giao hưởng thính phòng, nhạc vũ kịch; cá nhân là giảng viên các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tham gia đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp quốc gia, quốc tế và vẫn đang tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
Từ năm 2016 đến nay, Bộ VHTTDL đã tổ chức 3 đợt xét tặng danh hiệu. Kết quả đã có 186 NSƯT được phong tặng danh hiệu NSND, 686 nghệ sĩ được tặng danh hiệu NSƯT. Hiện nay, Bộ VHTTDL đang trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, xét tặng danh hiệu NSND cho 136 NSƯT và xem xét, xét tặng danh hiệu NSƯT cho 347 nghệ sĩ.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm
Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.
0