Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 (Hanoi Festival of Creative Design 2022) sẽ diễn ra từ ngày 11-20/11. Lễ hội có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, nhằm tôn vinh, quảng bá, khơi dậy nguồn lực thiết kế sáng tạo trên địa bàn thành phố.
Hoạt động văn hóa nghệ thuật tại không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)

Tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố, như: Vườn hoa - Tượng đài Lý Thái Tổ, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật - 22 Hàng Buồm, Trung tâm Thông tin văn hóa hồ Gươm, Nhà triển lãm - 45 Tràng Tiền, Trung tâm Thông tin triển lãm - 93 Đinh Tiên Hoàng, Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Bảo tàng Hà Nội, phố đi bộ Trịnh Công Sơn, tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt… và một số không gian sáng tạo văn hóa trên địa bàn Hà Nội, sẽ diễn ra một loạt hoạt động trải nghiệm, tương tác thiết kế sáng tạo, dưới hình thức triển lãm, trưng bày, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, trình diễn văn hóa nghệ thuật… Có thể kể đến các hoạt động tiêu biểu, như: Tọa đàm “Di sản trong Thành phố sáng tạo”, Không gian trải nghiệm sáng tạo “Khoe chơi”, Trình diễn và triển lãm nhiếp ảnh “Tả thanh thiên”, chuỗi các tác phẩm nghệ thuật đương đại tại 22 Hàng Buồm, chiếu phim và đối thoại cùng đạo diễn mang chủ đề “Ngày xưa có một nhịp cầu”…

Đặc biệt, trong dịp này, Ban tổ chức giới thiệu tới công chúng và du khách một số công trình thiết kế độc đáo, mang tính biểu tượng của lễ hội. Đó là: Không gian kiến trúc “Hội nhập” tại phố Đinh Tiên Hoàng, Không gian “cổng sáng tạo” khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Không gian “Truyền thống” khu vực Nhà bát giác… Tại các không gian này sẽ diễn ra nhiều sự kiện trưng bày, triển lãm, trình diễn - nơi người dân và du khách có thể tương tác và hình thành góc nhìn mới mẻ về Hà Nội - Thành phố sáng tạo.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Ban tổ chức sẽ phát động một số cuộc thi thiết kế sáng tạo dành cho các nhà sáng tạo trẻ, nhằm khuyến khích sự tham gia của giới trẻ vào việc kiến thiết không gian thành phố tương lai, như: Cuộc thi Ngôi nhà mơ ước; cuộc thi Thiết kế nhanh - Bảo tồn và phát huy Di sản Nhà máy; cuộc thi Ảnh cho thanh, thiếu niên “Hà Nội một góc nhìn”… Đồng thời, tổ chức trưng bày và trao giải 2 cuộc thi: Thiết kế nghệ thuật công cộng 2022 và Hà Nội sáng tạo 2022, đã phát động từ tháng 8 vừa qua.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 tiếp tục khẳng định nguồn lực sáng tạo của Hà Nội bằng cách kết nối các nghệ sĩ, các nhà thiết kế sáng tạo, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, công nghệ...; thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của cộng đồng và tài năng sáng tạo, tạo điểm nhấn cho Hà Nội ở tầm quốc gia và khu vực.

“Qua sự kiện, thành phố Hà Nội kêu gọi tới toàn thể nhân dân Thủ đô cùng chung tay xây dựng Hà Nội - từ Thành phố Vì hòa bình trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO, với nhiệm vụ trọng tâm là đặt sáng tạo vào trung tâm của sự phát triển bền vững; đưa Hà Nội trở thành Thủ đô sáng tạo của khu vực Đông Nam Á, điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới”, ông Đỗ Đình Hồng nói.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 quy tụ 21 không gian sáng tạo nghệ thuật; gần 50 nghệ sĩ tham gia triển lãm, sắp đặt, trưng bày; gần 300 nghệ sĩ tham gia các chương trình biểu diễn; gần 50 đơn vị, tổ chức, cộng đồng sáng tạo; 8 tọa đàm, hội thảo chuyên sâu với sự tham gia của gần 30 diễn giả. 

Thành phố Hà Nội mong muốn xây dựng “Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội" trở thành sự kiện thường niên mang tầm khu vực và quốc tế, sự kiện điểm nhấn trong năm thu hút đông đảo nhà thiết kế, doanh nghiệp, khách du lịch trong nước, quốc tế tham dự./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tỉnh Phú Thọ có chủ trương nghiên cứu phương án quy hoạch, kiến trúc xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực Chợ Trung tâm (cũ), thành phố Việt Trì.

Triển lãm “Sắc thái Tây Hồ” chứa đựng tình yêu của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng với Hồ Tây được trưng bày tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

Tranh gốm sứ không đơn thuần là một hình thức sáng tạo mà còn là một phần linh hồn của dân tộc, mang trong mình giá trị truyền thống lâu đời.

Làng cổ Đường Lâm đã thay đổi nhiều, không chỉ phát triển du lịch mà còn níu giữ du khách một cách ấn tượng thông qua văn hóa ẩm thực truyền thống.

Hai chiếc thuyền cổ vừa được khai quật tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh có kích thước dài tới 17m, còn khá nguyên vẹn, được làm bằng gỗ táu.