Liên hoan múa Rồng tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm

(HanoiTV) - Sáng 3/10, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra Liên hoan nghệ thuật múa Rồng - Hà Nội năm 2020 với sự tham dự của 13 đội múa Rồng các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.
Nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, chào mừng Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 17, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật múa Rồng - Hà Nội vào sáng 3-10, tại khu vực không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
Dù sáng nay, thời tiết Hà Nội đôi lúc có mưa song không làm giảm đi nhiệt huyết của thành viên các đội múa Rồng.
Chương trình mở màn bằng các màn biểu diễn trống hội và biểu diễn âm nhạc chào mừng. Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền khẳng định, Liên hoan nghệ thuật múa Rồng Hà Nội năm 2020 là hoạt động văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa, tạo không khí vui tươi trong đời sống văn hóa tinh thần người dân thành phố, chào mừng các sự kiện trọng đại của Thủ đô và đất nước. Qua đó, quảng bá, giới thiệu đến công chúng cũng như bạn bè quốc tế về nghệ thuật múa Rồng, một loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm sắc màu dân gian và nét đẹp văn hóa Thủ đô.
Đây là lần thứ 6 thành phố Hà Nội tổ chức Liên hoan nghệ thuật múa Rồng. Mỗi đơn vị tham gia trình diễn một tiết mục, thời lượng từ 5 - 7 phút, trong đó có sử dụng một hoặc nhiều mô hình Rồng kết hợp múa Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phượng) trên nền nhạc, lời bình suốt quá trình biểu diễn để truyền tải chủ đề, thông điệp cụ thể.
Các màn múa Rồng, Lân đã tái hiện các sự kiện lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc; ca ngợi đất nước, con người Việt Nam, Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình suốt bề dày 1010 năm lịch sử, trên con đường hội nhập và phát triển.
Theo quan niệm dân gian, rồng là linh vật tượng trưng cho sự oai hùng, mạnh mẽ và linh thiêng. Khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, nhà vua đã đổi tên thành Đại La thành Thăng Long - có nghĩa là Rồng bay - tượng trưng cho khát vọng về xây dựng kinh đô, đất nước hùng cường.
Liên hoan Nghệ thuật múa Rồng là một hoạt động văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa xã hội sâu sắc, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Thủ đô, đồng thời giới thiệu tới du khách trong nước và bạn bè quốc tế về một trong những loại hình nghệ thuật đặc sắc, mang đậm màu sắc dân gian, niềm tự hào của nhân dân Thủ đô.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Chiến dịch "Đổi mới và Bảo tồn di sản trong thế giới số" đã ra mắt trên nền tảng TikTok vào sáng 29/3, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản kết hợp công nghệ.

Ikebana là bộ môn nghệ thuật dành cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và tìm kiếm cái đẹp trong những điều giản dị.

Triển lãm nghệ thuật cắm hoa Ikebana “Nhất hoa nhất khí” giúp người xem tri cảm một luồng sinh khí mạnh mẽ đến từ thiên nhiên trong tiết khí mùa xuân, nhận ra sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người cùng tài nghệ của người cắm hoa.

Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tỉnh Phú Thọ có chủ trương nghiên cứu phương án quy hoạch, kiến trúc xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực Chợ Trung tâm (cũ), thành phố Việt Trì.

Triển lãm “Sắc thái Tây Hồ” chứa đựng tình yêu của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng với Hồ Tây được trưng bày tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội.