Lựa chọn cây xanh phù hợp cảnh quan đô thị
Việc trồng trong không gian chưa phù hợp, khiến nhiều nơi, cây xanh tại Hà Nội chưa phát huy hết được hiệu quả.
TS. KTS Phạm Anh Tuấn - Trưởng bộ môn Kiến trúc Cảnh quan và Quy hoạch - Đại học Xây dựng Hà Nội chia sẻ: “Có những loài cây không phù hợp chúng ta đưa về khi chưa thử nghiệm hoặc trồng ở những vị trí không phù hợp như dưới gầm cầu, dải vỉa hè hẹp sẽ không phát huy được tác dụng. Ví dụ như cây phượng, chúng ta trồng ở những dải phân cách chỉ có 1 m thì cũng không đủ điều kiện để sinh trưởng, phát triển tốt.”
Hiện, Hà Nội có khoảng 1,9 triệu cây xanh. Số cây này góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo xanh của Thủ đô. Tuy nhiên, chỉ số về tiêu chuẩn đất cây xanh còn thấp, chưa đạt 50 cây/km. Tỷ lệ cây xanh mới đạt 2,06 m2/người.
Công tác thiết kế vỉa hè của các quận huyện vẫn chưa hài hòa với quy hoạch cây xanh. Điều này đã khiến công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.
Năm 2024, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu trồng mới 200.000 - 250.000 cây bóng mát, cây lấy gỗ trên các tuyến đường đô thị. Qua đó, nâng tỷ lệ cây xanh 8 - 10 m2/người vào năm 2025.
Để có được mạng lưới cây xanh hoàn chỉnh, phát huy được tác dụng, thành phố cần có quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh trên địa bàn. Đồng thời, phải có quy hoạch mạng lưới cây xanh cho từng quận, huyện và những khu đô thị mới. Quy hoạch thiết kế trồng cây xanh, dựa trên phân loại các đường phố trong khu đô thị mới.
Cây xanh nào cũng tốt, cũng quý. Thế nhưng, để phát huy được hết hiệu quả, cây cần được trồng phù hợp với không gian. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng gay gắt, việc lựa chọn cây trồng đô thị phù hợp với thời tiết, có khả năng cao trong hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn và ô nhiễm không khí là điều mà thành phố đang hướng tới.
Liên Chi hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 Nam sông Hồng thành phố Hà Nội (trực thuộc Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972) vừa tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sau hơn 8 tháng thi công và với tổng mức đầu tư gần 89 tỷ đồng, dự án vườn hoa hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được khánh thành vào dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô. Việc kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng người dân tự ý mở bán hàng, quán, đảm bảo an ninh trật tự vẫn được lực lượng chức năng duy trì xử lý hàng ngày.
Rất nhiều hàng quán ngang nhiên chiếm dụng hết phần vỉa hè và lòng đường, trên hè thì ô tô đỗ chắn hết lối đi, khiến người đi bộ không còn chỗ đi lại.
Tối 15/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Trung Tiến, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Trong suốt 6 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính (CCHC) Hà Nội năm 2024 đã huy động 100% các cơ quan, đơn vị tham gia. Các giải pháp, sáng kiến năm nay được đánh giá là thiết thực, vừa giúp cơ quan công quyền tối ưu hóa quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, vừa làm lợi nhiều cho người dân và doanh nghiệp.
0