Luật nhà ở mới sẽ thúc đẩy cải tạo chung cư cũ

Luật Nhà ở 2023 đã dành Chương 5 quy định về vấn đề cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, luật hóa thời hạn sử dụng nhà chung cư, đồng thời bổ sung một loạt cơ chế để việc cải tạo chung cư cũ được thuận lợi hơn.

Không ít chung cư cũ tại Hà Nội được xác định xuống cấp ở mức nguy hiểm, thế nhưng nhiều năm qua vẫn chưa thể xây dựng lại. Nguyên nhân vướng mắc nằm ở việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được người dân đồng tình, hay chiều cao công trình khi xây dựng lại chưa hấp dẫn các đơn vị chủ đầu tư.

Sau khi các Luật đất đai, Luật nhà ở có hiệu lực cùng với những Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đi vào cuộc sống, đó sẽ là cơ sở để kỳ vọng việc cải tạo chung cư cũ sẽ được thuận lợi hơn.

Ông Ngô Văn Quang, Nhà D6, Khu tập thể Trung Tự, quận Đống Đa, nói rằng: "Với việc các luật mới đi vào cuộc sống, chúng tôi hy vọng việc cải tạo chung cư sẽ thuận lợi hơn để người dân được sống trong những khu nhà an toàn và khang trang".

Hà Nội có tổng số gần 1600 nhà chung cư cũ, khá nhiều dãy nhà đã xuống cấp, nhưng suốt 20 năm qua, thành phố mới chỉ xây dựng lại được khoảng 1% chung cư cũ.

Luật nhà ở 2023, Nghị định 98 của Chính phủ có hiệu lực mới đây với những điểm mới là: Hệ số K tái định cư được qui định gấp 1 đến 2 lần tùy theo vị trí của tòa nhà và sẽ do UBND cấp tỉnh, Tthành phố quyết định. Chỉ cần 70% chủ sở hữu nhà chung cư tham gia ý kiến và tối thiểu 75% trong số tham gia đó đồng ý là có thể tiến hành cải tạo chung cư. Chủ đầu tư dự án cải tạo chung cư cũ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, kinh doanh diện tích nhà ở còn lại sau khi bố trí tái định cư và nhiều ưu đãi kèm theo. Đó là những thuận lợi cho việc cải tạo chung cư cũ.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng: "Hà Nội với hơn 1500 nhà chung cư cũ, nhiều chung cư đã xuống cấp nhưng suốt 20 năm qua chỉ cải tạo được 1%. Với luật mới đã rõ ràng, tuy vậy cũng cầ bổ sung chính sách liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư để tạo sự đồng thuận".

Hà Nội đặt mục tiêu trong năm 2025 sẽ khởi công xây dựng lại hai chung cư cũ xuống cấp ở mức độ D, tức là mức độ nguy hiểm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong tuần qua, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 đã thảo luận cho ý kiến đối với Nghị quyết về thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Đại biểu Quốc hội đánh giá đây là Nghị quyết rất cần thiết nhưng cần được quy định chặt chẽ, đảm bảo thị trường bất động sản lành mạnh, tránh tạo sốt đất và không để xảy ra tình trạng thu gom đất lúa tự phát làm nhà ở thương mại.

Sáng nay, 24/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường".

UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 6011 giao hơn 1,2 triệu m2 đất (đợt 1) tại huyện Đan Phượng (đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng) cho Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần để thực hiện Dự án Khu chức năng đô thị - Green City.

Dù đã tạm dừng để điều chỉnh, nhưng giá khởi điểm đất đấu giá tại Hà Nội vẫn ở mức rất thấp.

Hôm nay, 24/11, 320 khách hàng với 1.500 hồ sơ tham gia đấu giá 34 thửa đất ở xã Hương Ngải. Đúng như dự báo, cuộc đấu giá đang diễn ra rất nóng vì các thửa đất nằm trong khu vực làng nghề, nhu cầu thực của người dân rất cao.

Tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung - cầu, vừa bị lệch về phân khúc nhà là nguyên nhân khiến giá nhà đất bị đẩy cao phi lý. Bởi vậy, việc tăng nguồn cung là giải pháp cấp bách để kéo giảm giá nhà.