Chung cư đã qua sử dụng bị 'hét' giá phi lý

Tại Hà Nội, không chỉ có chung cư mới mà ngay cả chung cư cũ, sử dụng đã 10, 20 năm, chất lượng giảm đáng kể, cũng được ra giá với mức "trên trời".

Chung cư Eco Green (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) … đã đi vào sử dụng được 6 năm. Một số căn hộ tại đây đang được rao bán với giá 43-45 triệu đồng/m2. Hay một căn hộ cũ tại Phương Đông Green Park (Trần Thủ Độ, Hoàng Mai) được rao bán với giá 48 triệu đồng/m2.

Nhà ở xã hội, phân khúc giá rẻ dành cho người có thu nhập thấp cũng đang tăng giá. Dự án khu nhà ở xã hội ở Rice City Linh Đàm (Hoàng Liệt, Hoàng Mai) hiện được rao giá 33-40 triệu đồng/m2. Tương tư, dự án nhà ở xã hội Đồng Mô Đại Kim (Đại Kim, Hoàng Mai) giá đã lên đến 30-42 triệu đồng/m2.

Chung cư đã qua sử dụng tăng giá phi lý

Chuyên gia kinh tế - TS. Vũ Đình Ánh cho biết: "khá nhiều trường hợp chung cư tăng như vậy thì không có giao dịch, hoặc giao dịch rất ít. Và như vậy mức giá đó chưa chắc đã phản ánh đúng được cung cầu và diễn biến giá của chung cư trên thị trường trong thời gian vừa qua".

Việc tăng giá một cách đột biến đến mức “ảo” như trên được nhận định có bàn tay của giới đầu cơ và môi giới. Trên một số diễn đàn, có thể thường xuyên bắt gặp những bình luận định hướng dư luận.

Liệu giao dịch chung cư đã qua sử dụng có sôi động như vậy không? Nhiều luồng ý kiến khác nhau đã xuất hiện. Người thì cho rằng đây là chiêu trò của môi giới nhằm bán đi lượng hàng tồn kho. Người thì nghĩ đó là cách để thu lời từ việc "ăn chênh", thông qua việc thiết lập một mặt bằng giá ảo.

Thị trường nhà đất đang có dấu hiệu bị thao túng, cho thấy việc siết chặt hoạt động môi giới, nhất là các môi giới không có chứng chỉ hành nghề, là vô cùng quan trọng. Luật Kinh doanh BĐS 2023 tới đây, ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, thì quy định cá nhân môi giới phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.

Theo Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: "trong thời gian tới, với việc siết chặt hoạt động môi giới và quản lý công khai, minh bạch hơn với các hoạt động bất động sản, thì lúc đó hoạt động đầu cơ sẽ giảm đến mức thấp nhất".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều dự án bất động sản (BĐS) ách tắc pháp lý trong thời gian dài đã khiến cho lượng hàng tồn kho không thể "thoát" được, trong khi các khoản phải chi của các doanh nghiệp tăng mạnh.

Thị trường bất động sản (BĐS) đồng thời có tác động ảnh hưởng đến 40 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó đoán định, thường xuyên thay đổi với sự tham gia của nhiều đối tượng, thành phần.

Phát huy vai trò là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam góp phần khuyến nghị nhiều chính sách hướng tới phát triển thị trường lành mạnh và bền vững.

Để làm rõ hơn những bất cập và điểm nghẽn của thị trường bất động sản, Đài Hà Nội tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản (BĐS) trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ, ngành liên quan, thành phố, các hiệp hội và chuyên gia. Sự kiện diễn ra vào 8h ngày 16/11/2024 (Thứ Bảy).

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức từ các quy định pháp lý, chính sách tài khóa, đến điều kiện thị trường, Diễn đàn Bất động sản "Để thị trường Bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển" được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển theo hướng bền vững, minh bạch và lành mạnh.

Triển khai Công điện số 112 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 3766 yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, chống lãng phí, thất thoát.