Luật Thủ đô thuận lợi cho phát triển đường sắt đô thị

Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội. Chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 có thể coi là chiếc "chìa khóa vàng" mở cánh cửa, giải quyết những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thúc đẩy mở rộng mạng lưới đường sắt đô thị, góp phần phát triển Thủ đô theo hướng văn minh, bền vững.

Cụ thể, Luật Thủ đô 2024 dành riêng Điều 31 để quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), bao gồm các nội dung như quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị và khu vực TOD, đầu tư phát triển đường sắt đô thị và các cơ chế thu phí giá trị thặng dư từ đất trong khu vực TOD. Chính sách này không chỉ giúp tối ưu hóa việc sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, tái tạo các khu vực trọng điểm trong thành phố, mà còn giảm ùn tắc giao thông, giảm phát thải và cải thiện chất lượng không gian công cộng.

Đáng chú ý, Luật Thủ đô 2024 cho phép UBND thành phố Hà Nội có quyền quyết định các cơ chế, công cụ về quy hoạch và đầu tư mà không cần phải thông qua nhiều cấp, giúp rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động trong việc triển khai các dự án.

Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065, Hà Nội phấn đấu có 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 617 km. Hiện nay, mới chỉ hai đoạn tuyến trên cao: Cát Linh - Hà Đông dài 13km và Nhổn - Cầu Giấy 8,5km được đưa vào hoạt động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 27/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, ngày 27/11, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, với tổng nguồn vốn thực hiện tối thiểu 122.250 tỷ đồng.

Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.

Buổi tối, trên tuyến đường thuộc xã Quang Tiến (Tân Yên, Bắc Giang), một số phương tiện đang di chuyển thì gặp một rạp đám cưới chắn ngay giữa lòng đường.

Thống kê sơ bộ trên địa bàn Hà Nội hiện có 172 cây cầu yếu, cầu tạm; trong số này, có 117 cầu dân sinh bị hư hỏng, xuống cấp, được đề xuất xây dựng mới, với tổng kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng. UBND thành phố đã yêu cầu các địa phương rà soát tổng thể để phân kỳ đầu tư, cân đối nguồn vốn và lên phương án xây mới trong giai đoạn 2025 - 2028.

Thời gian qua, công tác xử lý vi phạm nồng độ cồn được lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc triển khai mạnh và hiệu quả. Nhiều lái xe dần nâng cao ý thức chấp hành.