'Mái vòm sắt' của Israel hoạt động ra sao?
Mái vòm sắt là hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không do Israel phát triển để đánh chặn và tiêu diệt tên lửa tầm ngắn và đạn pháo bắn vào các trung tâm dân cư của Israel từ Gaza, Lebanon và các khu vực lân cận khác. Nó được triển khai lần đầu tiên vào năm 2011 và kể từ đó được sử dụng để bảo vệ các thành phố và thị trấn của Israel khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa.
Hệ thống này được trang bị các khẩu đội phòng thủ tên lửa có khả năng chống lại các cuộc tấn công bằng súng cối và tên lửa, tương tự như những khẩu được phóng từ lãnh thổ Palestine, trong bán kính khoảng 40 dặm tính từ vị trí khẩu đội.
Những khẩu đội lưu động này có thể được di chuyển tùy theo tình hình để ứng phó với các tình huống thay đổi. Hệ thống này sử dụng radar để phát hiện các vật thể bay tới, chẳng hạn như tên lửa hoặc đạn súng cối. Sau khi phát hiện, radar sẽ theo dõi mối đe dọa đang đến và liên tục cập nhật vị trí của nó.
Mái vòm sắt đã được ghi nhận là đã đánh chặn thành công một số lượng đáng kể tên lửa và đạn súng cối đang bay tới, giúp bảo vệ dân thường Israel khỏi mối đe dọa tấn công bằng tên lửa. Nó được coi là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến và hiệu quả nhất trên thế giới để chống lại các mối đe dọa tầm ngắn.
Được phát triển bởi Rafael Advanced Defense Systems và Israel Aerospace Industries, hệ thống này bắt đầu hoạt động vào tháng 3 năm 2011 và thực hiện đánh chặn tên lửa đầu tiên từ Gaza vào tháng 4 năm 2011. Kể từ đó, nó đã đánh chặn hàng nghìn tên lửa. Hệ thống này được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa từ Gaza và miền nam Lebanon.
Mái vòm sắt là một phần của Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel (IMDO), tổ hợp gồm có một số hệ thống khác như David's Sling đánh chặn tên lửa tầm ngắn đến trung bình và tầm xa, Arrow-2 đánh chặn tên lửa tầm trung đến tầm xa và Arrow-3 đánh chặn tên lửa tầm xa.
Trong cuộc xung đột với Hamas năm 2012, Israel tuyên bố rằng 85% trong số 400 quả tên lửa bắn từ Dải Gaza hướng tới các khu vực dân sự và chiến lược đã bị đánh chặn.
Trong cuộc xung đột năm 2014, hơn 4.500 quả rocket đã được Hamas bắn trong nhiều ngày. Hơn 800 chiếc bị đánh chặn và khoảng 735 quả bị bắn hạ, tỷ lệ thành công là 90%.
Vào năm 2021, Israel cho biết họ đã nâng cấp hệ thống này để đối phó với các mối đe dọa bổ sung trên không, bao gồm việc đánh chặn thành công các loạt tên lửa cũng như đánh chặn đồng thời nhiều máy bay không người lái.
Vào tháng 5 năm 2021, cuộc xung đột Israel-Palestine kéo dài hai tuần, hơn 1.000 quả tên lửa đã được bắn trong những ngày đầu và hơn 4.500 quả trong toàn bộ cuộc xung đột. Trong cuộc khủng hoảng, các quan chức cho biết hệ thống này đạt tỷ lệ tấn công tên lửa là 90%.
Trong cuộc xung đột vừa bắt đầu, hệ thống phòng không gần như hoàn hảo này đã bị áp đảo bởi một loạt tên lửa do Hamas bắn đi. Trong nhiều năm, phong trào Hamas đã cố gắng tìm ra điểm yếu trong hệ thống Mái vòm sắt. Và họ đã thành công bằng lối tấn công tên lửa Salvo (tức là nhiều tên lửa được phóng trong một khoảng thời gian ngắn), và đã áp đảo được hệ thống Mái vòm sắt, khiến hệ thống điều khiển khó đánh chặn tất cả các mục tiêu. Lần này, hơn 5.000 tên lửa đã được phóng chỉ trong 20 phút.
Hamas đang liên tục phát triển công nghệ tên lửa thô sơ của mình và trong những năm qua, tổ chức này đã tăng phạm vi tấn công tới các thành phố lớn của Israel bao gồm Tel Aviv và thậm chí cả Jerusalem. Một tên lửa do Hamas phóng rẻ hơn nhiều so với tên lửa Tamir bắn để đánh chặn nó.
(Nguồn: Reuters)
Nhà chức trách Nga vừa cho biết Ukraine phóng máy bay không người lái (UAV) chứa thuốc nổ tấn công thành phố Kazan của Nga, cách biên giới Ukraine hơn 1.000 km, gây thiệt hại cho một số công trình.
Hãng tin Tass ngày 21/12 cho biết, chuyên gia quân sự Andrey Marochko đã nói với hãng tin này rằng lực lượng Nga đang kiểm soát hơn một nửa thành phố Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk .
Quân đội Israel thừa nhận đã không thể đánh chặn một "vật thể bay" được phóng từ Yemen tới Tel Aviv, làm ít nhất 16 người bị thương.
Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.
Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.
Theo một tuyên bố từ quân đội Iraq, nước này đã gửi gần 2.000 binh lính Syria trở về quê hương vào ngày 19/12, sau khi họ tìm kiếm nơi trú ẩn tại Iraq trong cuộc tấn công của các lực lượng đối lập nhằm lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad vào đầu tháng này.
0