Môi sưng mọng sau khi tiêm meso

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân 40 tuổi đến khám và điều trị tại bệnh viện sau khi tiêm trẻ hóa da bằng liệu pháp meso. Bệnh nhân cho biết đã làm thủ thuật này tại một spa và hiện môi bị sưng nề, toàn mặt nổi mụn nước.

Trước đó, bệnh nhân đã tới spa và được chỉ định tiêm meso vùng mặt. Nhân viên spa trộn một loại sản phẩm meso chưa rõ nguồn gốc và sản phẩm mỹ phẩm dạng serum chỉ dùng để bôi thoa, xuất xứ Hàn Quốc, sau đó thực hiện tiêm meso vùng mặt cho bệnh nhân.

Môi sưng mọng sau khi tiêm meso

Ngay sau tiêm, bệnh nhân thấy xuất hiện sưng nề toàn bộ vùng mặt, vùng môi, mi mắt. Bệnh nhân tự uống Medrol 16mg, kháng Histamin, tổn thương đỡ ít. Sau hai ngày, xuất hiện thêm nhiều bọng nước trong, vỡ chảy dịch tại các vị trí tiêm nên bệnh nhân tới khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Qua thăm khám, BS. Lê Thị Mai - Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương nhận thấy tổn thương cơ bản của bệnh nhân là sưng nề toàn mặt, môi, mi mắt, lan xuống vùng cổ, đồng thời xuất hiện một số mụn nước, bọng nước trong tại các vị trí tiêm.

Bệnh nhân 40 tuổi đến khám và điều trị tại bệnh viện sau khi tiêm trẻ hóa da bằng liệu pháp meso

TS.BS Vũ Thái Hà - Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: Bệnh nhân cần phải được điều trị giảm phù nề, giảm phản ứng dị ứng gây ra bởi sản phẩm bệnh nhân được tiêm và chăm sóc tại chỗ tránh bội nhiễm.

Bị sưng nề, nổi mụn nước toàn mặt.

Những sản phẩm này thường gây ra các biến chứng không lường trước được và phải điều trị dai dẳng nhiều tháng nhiều năm. Do vậy với trường hợp này cần theo dõi và đánh giá sau nhiều tháng liên tục để phát hiện và điều trị những biến chứng muộn sau tiêm.

Bệnh nhân đã tới spa và được chỉ định tiêm meso vùng mặt.

Qua trường hợp này, các bác sĩ một lần nữa khuyến cáo người dân nếu có nhu cầu làm đẹp nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ để được các bác sĩ khám và tư vấn các phương pháp làm đẹp an toàn khoa học.

Người dân không nên đến các cơ sở y tế không có bác sĩ chuyên khoa, không nghe những quảng cáo không có cơ sở khoa học trên mạng xã hội. Đặc biệt, không được để những người không phải bác sĩ thực hiện thủ thuật cho mình nhằm hạn chế các tai biến nghiêm trọng có thể xảy ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 6/9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ kịp thời ban hành quy định để cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới trước khi việc sử dụng trở nên phổ biến hơn.

Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã khẩn trương triển khai giám sát đậu mùa khỉ bằng cách tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đã có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết phân bố tại 29 quận, huyện, tăng 31 ca so với tuần trước đó.

Để phòng dịch sởi, không để căn bênh này lan rộng tại Hà Nội, ngành y tế Hà Nội đã khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm đầy đủ vắc xin sởi.