'Một con vịt' đạt tỉ view
Ca khúc nhạc Việt đầu tiên đạt tỷ view
Phát hành vào ngày 31/08/2019, sau gần 5 năm đăng tải, video ca nhạc thiếu nhi "Một con vịt" trên kênh YouTube Heo Con đã chạm mốc 1 tỷ lượt xem và 2,2 triệu lượt thích. Đây là video âm nhạc đầu tiên của Việt Nam đạt được thành tích này.
Có lẽ, không một người Việt Nam nào không thuộc lòng bài hát "Một con vịt". Dễ dàng nhận thấy, gia điệu của bài hát rất vui nhộn, dễ nhớ. Hình ảnh "vịt" gắn với đời sống con người Việt Nam biết bao đời, rất đỗi thân thuộc, dễ thương từ nhà nông đồng bằng, miền núi cho đến cuộc sống thị thành.
Với ca từ giản dị và ngắn gọn, bài hát "Một con vịt" được hầu hết các bậc cha mẹ cho con nghe ngay từ những ngày đầu đời, đặc biệt là dễ tiếp thu khi mỗi trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của tập nói, tập làm quen với âm nhạc.
Giai điệu của MV "Một con vịt" cũng đi vào cuộc sống của từng nhà, từng gia đình và không chỉ là bài hát của riêng con trẻ, mà đi cùng người lớn nhiều thế hệ.
Bài hát quốc dân của thế hệ mầm non
MV được kênh YouTube Heo Con làm mới lại cách đây 5 năm với hoạt hình 3D bắt mắt. Được thực hiện đơn giản, với tạo hình một vịt mẹ màu trắng và 5 vịt con màu vàng, các con vịt nhảy múa, đi dạo trong vườn, bơi dưới ao nước… Chính những hình ảnh ngộ nghĩnh này đã thu hút sự chú ý của các em nhỏ.
Trên các diễn đàn mạng xã hội, đa số khán giả cho rằng không bất ngờ khi các MV dành cho thiếu nhi mang về lượng view “khủng”. Nhiều người còn vui vẻ để lại những bình luận và ai cũng “khoe” rằng con mình có công đóng góp view rất lớn khi ngày nào cũng xem. Thậm chí có phụ huynh còn cho biết con mình xem cả ngày sáng, trưa, chiều, tối.
Nhiều người đùa rằng “còn đẻ còn tăng view” bởi nhạc thiếu nhi là phương pháp "đưa cơm" cho con trẻ. Và với các fan tập sự này thì con số 1 tỉ view sẽ còn tăng trong thời gian không xa.
Bí quyết tỉ view của "Một con vịt"
Kênh YouTube Heo Con hiện có gần 40 video, chủ yếu là các ca khúc thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh. Mỗi ca khúc có thời lượng dưới 5 phút nhưng lượt xem khá cao, từ vài triệu lượt xem đến hàng trăm triệu lượt xem.
Điểm quan trọng dẫn đến thành công của MV "Một con vịt" chính là việc xác định đúng đối tượng người xem tiềm năng đó là trẻ em dưới 5 tuổi. Video tập trung vào những yếu tố mà đối tượng này yêu thích.
Theo anh Quảng Đại Viên, chuyên viên quản lý kênh YouTube YoPhim và Cổ tích nước Nam phân tích, với tiêu đề ngắn gọn, dễ nhận diện; hình thu nhỏ (Thumbnail) có màu sắc sặc sỡ, phù hợp với trẻ em, thể hiện rõ nội dung bài hát với hình ảnh những chú vịt, giúp tăng độ nhận diện; thẻ tag cụ thể, rõ ràng, tập trung vào nội dung video. Thay vì sử dụng hết 500 ký tự, video này chỉ dùng những từ khóa cố định để tăng độ nhận diện và nhắm thẳng vào nội dung, giúp người xem dễ dàng tìm thấy và nhận diện video. Video có thời gian xem trung bình rất cao, với khả năng các bé xem đi xem lại nhiều lần, đạt khoảng 25,8 nghìn lượt xem mỗi giờ hiện nay, điều này giúp duy trì số lượng người xem ổn định và khả năng số lượt xem tiếp tục tăng cao.
Anh Trần Hoàng Nam, nhân viên quản lý YouTube Yonetwork đánh giá, video "Một con vịt" là một video kết hợp được các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", đánh vào một thị trường viewer. Điều này đã giúp video đạt được mốc lượt xem kỷ lục tại Việt Nam chỉ trong vòng 5 năm. Video không chỉ phổ biến trong gia đình mà còn được sử dụng rộng rãi tại các trường học. "Một con vịt" đã trở thành bài hát quốc dân cho thế hệ mầm non và các bà mẹ bỉm sữa.
Hiện ngoài MV "Một con vịt", nhiều ca khúc thiếu nhi khác cũng sở hữu số lượng xem "khủng" trên nền tảng YouTube như: ca khúc "Bống bống bang bang" của 356 Band có 594 triệu lượt xem; "Bống bống bang bang" do bé Bào Ngư thể hiện có 608 triệu lượt xem. Còn ca khúc "Thương lắm thầy cô ơi" của bé Phan Hiếu Kiên có 505 triệu lượt xem. Ca khúc "A con cá sấu - Học bảng chữ cái ABC với nghệ sĩ nổi tiếng" trên kênh Voi TV có 665 triệu lượt xem…
Những video thu hút nhiều lượt xem trên YouTube ở Việt Nam hầu hết là video nhạc thiếu nhi, lồng ghép các nhân vật hoạt hình, những bài tập học chữ cái, đếm số, học màu sắc bắt mắt để phục vụ khán giả trẻ em.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.
0