Mùa Vu Lan thương nhớ

Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là một ngày lễ trọng của Phật giáo mà còn là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt nhằm tưởng nhớ, tri ân công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Vào ngày này, người Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước đều bày tỏ lòng biết ơn đến bậc sinh thành.

Giọt nước mắt nhớ bố… Niềm hạnh phúc vô bờ khi còn mẹ… Đó là những xúc cảm trào dâng trong lòng Dung mỗi mùa Vu Lan. Một mình nuôi hai chị em ăn học trong suốt 24 năm qua, mẹ Dung đã vất vả rất nhiều. Do vậy, cứ mỗi mùa Vu Lan đến, chị Dung cố gắng về để cùng mẹ đi lễ chùa.

Chị Nguyễn Trà Dung (tỉnh Hoà Bình) kể: ''Đi chùa cầu sức khỏe cho mọi người gia đình mình, cho mẹ lúc nào cũng khỏe mạnh ở với mình''.

Cứ mỗi mùa Vu Lan đến, chị Dung cùng mẹ đi lễ chùa.

Với chị Đài mẹ của Dung thì Vu Lan cũng là mùa của nỗi nhớ cha và niềm mong ước mẹ khỏe mỗi ngày. Bà lo thời gian ở bên mẹ chắc cũng không còn dài nữa. Chị Lê Thị Anh Đài (tỉnh Hoà Bình) tâm tư: ''Bố mất từ năm 1988. Mẹ vẫn còn, 90 tuổi, hiện đang bị liệt không đi lại được. Trước khi lên chùa, hai mẹ con lên nhà bà ngoại, có một bó hoa sen''.

Vào dịp Vu Lan, mỗi người Việt có những cách khác nhau để bày tỏ tấm lòng hiếu kính với cha mẹ, ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục và nhớ về ông bà, tổ tiên.

Vào dịp Vu Lan, mỗi người Việt có những cách khác nhau để bày tỏ tấm lòng hiếu kính với cha mẹ.

Những ngày này, nhiều người dành thời gian đi thăm mộ phần tổ tiên, dọn dẹp, hương khói, cầu bình an cho gia đình, bày tỏ lòng hiếu kính đến những người đã khuất. Đây cũng là dịp các gia đình giáo dục con cháu về đạo hiếu ở đời.

Bà Bùi Thị Bích Huệ (Hà Nội) cho rằng: ''Nên giáo dục cho con cháu, cũng như bản thân tôi nên sống có hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ và giáo dục cho con cháu biết về đạo hiếu''.

Tham gia nghi thức “Bông hồng cài áo” thả đèn hoa đăng tại chùa, lắng nghe những bài thuyết giảng về lòng hiếu thảo với cha mẹ...

Tham gia nghi thức “Bông hồng cài áo” rồi thả đèn hoa đăng tại chùa, lắng nghe những bài thuyết giảng về lòng hiếu thảo với cha mẹ khiến ai nấy trào dâng niềm thương nỗi nhớ cha mẹ đã khuất, cùng nhau nguyện cầu cho người thân của mình luôn mạnh khỏe, bình an và gặp mọi điều tốt lành.

Ca sĩ Randy chia sẻ: "Chúng ta sinh ra và lớn lên, sống với ba mẹ, nhiều lúc làm ba mẹ buồn mà không có biết, rồi mình cứ ung dung tự tại, mình không có nghĩ đến cảm xúc của ba mẹ, nhưng 1 ngày nào đó mình có lỗi với mẹ, nên Randy viết “Thời gian qua vô tình không nghĩ tới/ Phận làm con hiếu nghĩa đáp chưa tròn/ Mẹ buồn con có bao giờ con biết/ Con xin mẹ tha thứ cho con”.

Đại đức Thích Trí Thịnh - Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, cho biết: ''Hàng năm chùa đều long trọng tổ chức lễ Vu Lan để nhắc nhở những người con nhớ về cội nguồn, trong đó có cha mẹ, ông bà, các chân linh quá vãng, ngoài ra còn tưởng nhớ những vị có công với đất nước, xã hội, đó là hiếu đạo cần hướng đến''.

Lễ Vu Lan năm nay, tại nhiều chùa trên cả nước ghi nhận tình trạng đốt vàng mã đã giảm hẳn, đèn hoa đăng sau khi tắt nến có người đi thu gom lại, nhằm bảo vệ môi trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....

Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.