Mỹ "khó xử" khi Triều Tiên thử tên lửa Hwasong -17

Mỹ đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan khi Triều Tiên có được “tên lửa đạn đạo mạnh nhất” của mình sau các vụ thử ICBM Hwasong-17.

Chính sách Mỹ tỏ ra không hiệu quả với Triều Tiên

Trong hơn 3 thập kỷ, Mỹ theo đuổi chiến lược cô lập CHDCND Triều Tiên nhằm buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân cũng như chương trình tên lửa đạn đạo.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy chiến lược của Washington đã thất bại ở cả hai phương diện trên.

Kho hạt nhân nhỏ nhưng ngày càng mở rộng của Triều Tiên đã khiến mục tiêu thứ nhất của Mỹ hoàn toàn lỗi thời. Số lượng các vụ thử tên lửa đạn đạo ngày càng tăng của Triều Tiên cũng cho thấy mục tiêu thứ 2 ngày càng không thích hợp.

Dù bên ngoài có muốn hay không thì trên thực tế, Triều Tiên đang nhanh chóng trở thành một quốc gia có năng lực vũ khí hạt nhân đầy đủ với một hệ thống tên lửa phóng có năng lực.

Lãnh đạo và sĩ quan Triều Tiên chụp ảnh bên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). 

Vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất của Triều Tiên có thể thay đổi cục diện Mỹ - Triều Tiên và khu vực ở trên hai phương diện. Thứ nhất, nó nhấn mạnh sự vô hiệu quả của chiến lược cô lập mà Mỹ áp dụng. Giờ đây, Mỹ ở vào thế nguy hiểm khi không có mối quan hệ chính thức nào với quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân mới nhất của thế giới. Thứ hai, trong một vài năm tới, kho tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên có triển vọng thay đổi các tính toán về rủi ro và lợi ích trong cam kết mở rộng của Mỹ đối với Hàn Quốc. Với đà hiện nay, Triều Tiên sẽ sớm tiến tới chỗ có năng lực phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân lên lãnh thổ lục địa của Mỹ trong tình huống nổ ra xung đột mất kiểm soát.

Nhu cầu điều chỉnh chiến lược và chuyển đối quan hệ

Thực tế đó có lẽ sẽ đẩy Mỹ tới chỗ phải điều chỉnh chiến lược của mình trên cả hai mặt trận. Giờ đây, Washington bắt buộc phải thực hiện đối thoại toàn diện với Bình Nhưỡng để bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Quá trình đó phải bao gồm (1) một hiệp ước hòa bình (thay thế cho thỏa thuận đình chiến 1953), chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, (2) việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ và quốc tế nhằm vào Triều Tiên, và (3) việc thiết lập quan hệ ngoại giao song phương chính thức.

Ngoài ra, Mỹ cũng phải chuyển đổi quan hệ an ninh với Hàn Quốc. Trong quá khứ, Mỹ xem Triều Tiên như đại diện của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên do vậy mang tầm vóc lớn hơn là một cuộc chiến đơn thuần giữa 2 quốc gia nhỏ trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng nay tình thế đối đầu Chiến tranh Lạnh đó không còn nữa. Tầm quan trọng về kinh tế của Hàn Quốc đối với Mỹ đã gia tăng, nhưng tầm quan trọng về chiến lược của Hàn Quốc thì đã suy giảm.

Trước đây, Mỹ tương đối yên tâm khi biết Triều Tiên chưa đủ khả năng tấn công vào lục địa Mỹ. Nhưng giờ thì tình hình đã khác. Mỹ không còn thoải mái bảo đảm an ninh quân sự cho Hàn Quốc trước một cuộc tấn công từ phía Bắc trong bối cảnh Triều Tiên đã phát triển đáng kể cả kho vũ khí hạt nhân lẫn tên lửa đạn đạo liên lục địa của mình.

Nhà phân tích Ted Galen Carpenter (thuộc Viện Cato) cho rằng đã đến lúc giảm dần liên minh quân sự của Mỹ với Hàn Quốc. Vào thời điểm liên minh này được thiết lập vào đầu thập niên 1950, Hàn Quốc là một nước nghèo bị chiến tranh tàn phá, ít khả năng tự phòng vệ. Ngày nay, Hàn Quốc là một trong các “con hổ kinh tế” thịnh vượng và thành công nhất ở châu Á, với nền kinh tế ước tính gấp 40 lần Triều Tiên. Hàn Quốc hiện nay đủ sức xây dựng bất cứ lực lượng quân sự nào họ cần để bảo đảm an ninh, kể cả răn đe hạt nhân.

Việc Hàn Quốc vẫn dựa vào Mỹ về quân sự chủ yếu là do Hàn Quốc lựa chọn chính sách tiết kiệm tiền bạc.

Hiện nay Mỹ vẫn theo đuổi quan điểm Hàn Quốc không nên có kho vũ khí hạt nhân độc lập. Giới chức Washington vẫn nhất quán áp dụng chính sách toàn cầu là không phổ biến vũ khí hạt nhân. Ở Hàn Quốc hiện đang xuất hiện một luồng ý kiến cho rằng nếu Hàn Quốc có sẵn kho vũ khí hạt nhân thì sẽ cân bằng được với sức ép hạt nhân từ phía Triều Tiên một cách hiệu quả. Tại Mỹ cũng có ý kiến cho rằng để Hàn Quốc răn đe hạt nhân với Triều Tiên sẽ an toàn hơn là Mỹ đứng ra làm chiếc ô hạt nhân che chở cho Hàn Quốc và hứng chịu đòn hạt nhân trả đũa từ Triều Tiên. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể làm đảo lộn chính sách của Mỹ đối với vũ khí hạt nhân trên thế giới, tạo ra các cuộc chạy đua hạt nhân khó kiểm soát.

Tóm lại, việc Triều Tiên có thêm bước tiến mới với công nghệ tên lửa đạn đạo đã đặt Mỹ vào một thế tiến thoái lưỡng nan chiến lược./.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2024 là “Trái đất và nhựa” nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất.

Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được Thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.

Theo các nhà phân tích cuộc tấn công vào Iran vào sáng sớm thứ Sáu (19/4) theo giờ địa phương có thể nhằm mục đích vừa là một cách để trả đũa vừa là một thông điệp cảnh báo. Vụ việc không làm leo thang tình hình, nhưng những căng thẳng, mâu thuẫn giữa hai nước thì vẫn còn đó.

2024 là năm quan trọng của Ấn Độ với cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn nhất thế giới. Giới phân tích cho rằng, cuộc bầu cử trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế không chỉ bởi quy mô lớn, mà còn vì quốc gia Nam Á này có tiếng nói ngày càng quan trọng trên các diễn đàn quốc tế và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu cho biết thế giới vừa trải qua tháng 3 nóng nhất trong lịch sử, đánh dấu chuỗi 10 tháng liên tiếp lập kỷ lục nhiệt độ mới. Đây là một dấu hiệu báo động đỏ về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sau vụ tấn công trả đũa của Iran vào đêm 13/4, Israel cho biết nước này sẽ đáp trả cuộc tấn công trong lúc các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi kiềm chế. Việc hai nước có những động thái trả đũa lẫn nhau có thể trở thành mồi lửa làm bùng lên một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực.