Nga cảnh báo hậu quả của việc áp giá trần dầu mỏ

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, Nga sẽ không bán dầu ở mức giá giới hạn 60 USD một thùng mà EU và các quốc gia G7 đã đưa ra, đồng thời khẳng định Moscow đang “tìm kiếm các cơ chế” để vượt qua việc bị áp giá trần đối với dầu mỏ.

Trước đó, Hội đồng châu Âu cho biết, EU đã đồng ý áp giá trần đối với dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng hoặc thấp hơn ít nhất 5% so với giá thị trường. Các nước G7 và Australia cũng đưa ra thông báo tương tự vào ngày 2/12, khẳng định họ cũng sẽ từ chối giao dịch đối với dầu của Nga được bán trên 60USD/thùng.

Ông Novak dự đoán rằng, việc áp giá trần sẽ “làm mất ổn định” thị trường dầu mỏ toàn cầu và lập luận rằng điều đó mâu thuẫn với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông nói, Nga đang “tìm kiếm các cơ chế” để vượt qua biện pháp này.

Theo các chuyên gia, mặc dù việc cắt giảm sản lượng sẽ làm giảm doanh thu từ dầu mỏ của Nga, nhưng tác động của nó trong ngắn hạn có thể sẽ bị hạn chế, do dầu của Nga hiện đang giao dịch ở mức 64 USD/thùng, chỉ cao hơn 4 USD so với giá trần. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ tiếp tục phiên đấu thầu vàng miếng lần 2 vào sáng mai (thứ Năm ngày 25/4/2024).

Ngân hàng Nhà nước vừa có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024 so với mức dự báo 6.7% trước đó, do tăng trưởng quý I/2024 thấp hơn dự kiến và những thách thức đến từ thương mại toàn cầu.

Theo công ty tư vấn Oxford Economics, giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy trong năm 2024, nhờ đó giảm bớt áp lực lên giá bán lẻ. Yếu tố chính khiến giá lương thực giảm là nguồn cung dồi dào đối với nhiều ngũ cốc quan trọng, đặc biệt là lúa mỳ và ngô.

Sau 11 năm kể từ năm 2013, phiên đấu thầu vàng miếng lại được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức. Dù đã được chờ đợi ngay từ khi có thông báo, tuy nhiên thực tế đến khi triển khai phiên đấu thầu lại gặp tình trạng “ế ẩm”.

Theo tin tức từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, quý 1/2024, lần đầu tiên Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore.