Ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh suy thận mạn
Chị Phan thị Huyền Trang (1992) chung sống với căn bệnh suy thận đã hơn 10 năm nay. Ban đầu chị bị phù mặt, chân, tay; người mệt mỏi, nôn nao, đau đầu, chóng mặt và thường phải nghỉ ngơi. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên trong nhiều tháng, chị đi khám và được chẩn đoán viêm cầu thận.
Điều trị viêm cầu thận được hơn hai năm, chị Trang thấy người mệt mỏi nhiều hơn, huyết áp trên 200 mmHg và được gia đình đưa vào cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh. Lúc này thận của chị đến giai đoạn suy. Chạy thận tại bệnh viện Bạch Mai một thời gian, chị Trang được giới thiệu về bệnh viện Hòe Nhai và điều trị từ đó đến nay.
Chị Phan Huyền Trang (phường Ngọc Lâm, quận Long Biên) chia sẻ: "Hiện tại tôi phải chạy thận 1 tuần 3 buổi. So với các bạn trẻ bằng tuổi, khi các bạn có gia đình, ổn định cuộc sống, mình cảm thấy tủi thân và thiệt thòi hơn rất nhiều...".
Anh Nguyễn Duy Thái (1987) đã có thời gian hơn 20 năm chạy thận nhân tạo. Bị viêm cầu thận từ năm 13 tuổi, khi đó anh Thái được gia đình cho uống thuốc nam nhưng không thấy cải thiện, anh được đưa lên khám và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian năm năm, sau chuyển về điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai trên 10 năm nay.
Anh Nguyễn Duy Thái (tỉnh Phú Thọ) cho biết: "Khi tôi xuống Bạch Mai nhập viện, bác sĩ chẩn đoán là suy thận độ 3B, tôi phải nằm ở đây điều trị 3 tháng, sau đó ra chạy thận. Tôi có 5 năm chạy thận ở Bạch Mai, sau đó tôi biết đến trung tâm chạy thận ở Hoè Nhai và về đây chạy thận".
Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Nếu không may bệnh diễn tiến đến giai đoạn cuối, người bệnh sẽ phải điều trị bằng các phương pháp như lọc máu, lọc màng bụng, thậm chí là ghép thận. Theo thống kê, ước tính mỗi năm Việt Nam có thêm 8.000 người bị suy thận, trong đó số người người trẻ mắc suy thận mạn ngày càng tăng, chiếm 5-10%.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Tuyết, Phó trưởng Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Đa khoa Hoè Nhai cho biết: "Thời gian gần đây, bệnh viện chúng tôi tiếp nhận khá nhiều các bạn trẻ khi điều trị đã suy thận ở giai đoạn 5 là giai đoạn cuối, cần phải lọc máu để cải thiện sức khoẻ".
Nguyên nhân khiến bệnh suy thận đang trẻ hóa là do bệnh lý bẩm sinh, bệnh lý tiềm ẩn, âm thầm gây tồn thương thận hay bệnh lý di truyền. Ngoài ra, còn do cuộc sống đô thị hiện đại, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lối sống thiếu khoa học. Nhiều bạn trẻ khi thấy ho, cảm, sốt liền tự ý ra nhà thuốc mua thuốc về uống mà không cần khám bệnh, không cần chỉ định của bác sĩ hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc dẫn tới hậu quả suy gan, suy thận.
Triệu chứng của bệnh suy thận mạn giai đoạn đầu thường mơ hồ, không có các biểu hiện rõ ràng, dễ bị bỏ qua, nhất là những người trẻ thường có tâm lý chủ quan, lơ là, bỏ qua những biểu hiện bất thường của cơ thể. Khi bệnh xuất hiện những biểu hiện lâm sàng rõ rệt thì bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối của bệnh suy thận, phải chỉ định lọc máu cấp cứu và chu kỳ, nếu không được chạy thận nhân tạo sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
Đối với các bạn trẻ, nguyên nhân chúng tôi thường gặp nhất là tình trạng các bạn lạm dụng bia rượu cùng lối sống không hợp lý làm tình trạng bệnh lý nặng. Một số bạn nữ sử dụng thuốc giảm cân không có nguồn gốc dẫn đến tình trạng suy gan, suy thận mạn, cần phải lọc máu. Các bạn nam thường sử dụng rượu bia nhiều. Biến chứng của tình trạng sử dụng rượu bia ngoài vấn đề về dạ dày, tiêu hoá, về suy chức năng gan, còn là vấn đề suy thận. Tuy nhiên nhiều bạn dù biết tình trạng của mình nhưng vẫn tiếp tục sử dụng rượu bia, dẫn đến suy thận mạn.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Tuyết - Phó trưởng Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Đa khoa Hoè Nhai.
Ngày nay, y học tiến bộ, đã có nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả đối với các bệnh lý về thận. Do đó nếu được phát hiện sớm, người bệnh hoàn toàn có thể sống chung với bệnh thận một cách khỏe mạnh, hạn chế bệnh chuyển qua giai đoạn muộn. Bệnh thận có thể được phát hiện sớm bằng các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng thận.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.
Tuần qua, Trung tâm Thẩm mỹ - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nữ 25 tuổi ở Hà Nội bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.
Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong hôm nay (19/12), cả 4 bệnh nhân trong vụ cháy quán cà phê ở quận Bắc Từ Liêm đều sẽ được chuyển sang Viện bỏng Lê Hữu Trác.
0