Nghệ sỹ Mai Ngọc Căn qua đời ở tuổi 83

Trưa 3/11, thân nhân diễn viên Mai Ngọc Căn xác nhận ông đã qua đời tại nhà riêng ở tuổi 83.

 Người thân của nghệ sĩ cho biết ông mất tại nhà riêng ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chiều 2/11.

Nghệ sĩ Mai Ngọc Căn qua đời sau bốn năm chữa bệnh ung thư thận, thọ 83 tuổi.

Nghệ sĩ Mai Ngọc Căn sinh năm 1940 tại Bắc Ninh, được khán giả nhớ qua những vai diễn có tính cách nhân hậu và có số phận bi kịch trên màn ảnh.

Ông xuất thân là thợ mỏ, vì đam mê điện ảnh đã dấn thân vào nghề diễn viên. Ông tốt nghiệp khóa một, lớp diễn viên Trường Ðiện ảnh Việt Nam (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội). Bạn học của ông là nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Trà Giang, Lâm Tới...

Ngoài diễn xuất, ông từng làm giảng viên, trực tiếp giảng dạy cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có NSƯT Chiều Xuân. Ông đã từng vào TP HCM giảng dạy cho lớp đại học đạo diễn sân khấu đầu tiên tổ chức tại miền Nam gồm: NSƯT Thành Hội, Minh Hạnh, Trường Long, Mỹ Khanh, Mai Hương, Tất My Ly, Thanh Hiệp, Hoàng Thái Quốc…

Trong sự nghiệp nghệ thuật, ông đóng nhiều phim truyền hình, hầu hết là những vai khắc khổ nhưng có lối sống lạc quan trong các phim như: "Đất và người", "Những ngọn nến trong đêm", "Người chiếu bóng", "Đường đời", "Lều chõng", "Nếp nhà"… dù hầu hết đều là các vai phụ, nhưng vai nào ông cũng lao động nghệ thuật rất nghiêm túc.

Ngoài phim ảnh, diễn viên Mai Ngọc Căn còn được nhiều người ngưỡng mộ với mối tình dài hơn nửa thế kỷ với người vợ từng là nghệ sĩ múa - bà Tống Thị Thanh Sơn. Cuối năm 2016, kỷ niệm 50 ngày cưới, cặp nghệ sĩ gây chú ý với bộ ảnh cưới lãng mạn trên khu vực phố nhà thờ, Hà Nội.

Nhiều năm qua, do tuổi cao sức yếu và chống chọi với bệnh tật nên ông không đóng phim. Bộ phim cuối cùng diễn viên Mai Ngọc Căn tham gia là "Cưới đi kẻo ế", do NSND Khải Hưng đạo diễn năm 2018. Thời gian đó nghệ sĩ đã bị ung thư thận di căn.

Sự ra đi của ông đã để lại nhiều thương tiếc cho đồng nghiệp, học trò và khán giả. Lễ viếng ông diễn ra lúc 9h45 ngày 5/11 tại Nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".

Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.