Nghề thủ công Ai Cập trước thách thức kinh tế
Tại xưởng sản xuất của mình ở Fayoum, một trung tâm đồ thủ công tự chế của Ai Cập, nghệ nhân làm đồ gốm truyền thống, Hosny Rabie, 41 tuổi, chuẩn bị một loại bột nhão làm từ bùn sông Nile trộn với rơm rạ. Ông Rabie làm ra nhiều sản phẩm gốm đa dạng, được dùng làm vật dụng cần thiết trong các hộ gia đình truyền thống của Ai Cập. Nhưng với áp lực kinh tế và phải chuyển sang các sản phẩm thay thế rẻ hơn, ông Rabie nói rằng nghề thủ công của ông gặp thách thức để tồn tại.
Xưởng thủ công của ông Rabie đã thành lập được 25 năm. Nơi đây chứng kiến 7 thế hệ của gia đình ông, từng tấp nập công nhân làm việc. Bây giờ chỉ có còn 50 thợ thủ công, giảm mạnh so với ba năm trước với 150 người.
Ông Hosny Rabie cho biết công việc này rất khó khăn, vì vậy nhiều người đã bỏ nghề và làm những công việc khác dễ kiếm tiền hơn. Điều này khiến nghề thủ công gần như biến mất. Ngoài ra, mọi người ngừng sử dụng các sản phẩm gốm và chuyển sang các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường, dù cho các sản phẩm truyền thống này tốt cho sức khỏe và được làm từ các nguyên liệu tự nhiên.
Theo ông Rabie, mặc dù sản xuất được từ 800 đến 1.000 sản phẩm mỗi tháng, nhưng giá nguyên liệu thô tăng cao đã khiến tình hình thêm khó khăn. Tuy nhiên, ông vẫn cố gắng tạo ra những sản phẩm hiện đại hơn để thu hút khách hàng mới.
Chia sẻ nỗi lo với ông Hosny Rabie là một người thợ thủ công khác, Shabaan Halloum, 55 tuổi, người đã làm những chiếc giỏ và đồ nội thất truyền thống từ lá cọ và gỗ trong khoảng 45 năm. Giá nguyên liệu đầu vào cùng chi phí vận chuyển tăng cao buộc ông phải tăng giá sản phẩm để duy trì sản xuất. Để đối mặt với những thách thức ngày càng tăng, ông quyết định phát triển các sản phẩm của mình để bù đắp tác động của lạm phát và nhu cầu giảm.
Tình hình địa chính trị đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của Ai Cập, do hóa đơn nhập khẩu tăng lên ở một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu. Cuộc khủng hoảng đã đẩy lùi đầu tư nước ngoài và giảm doanh thu từ du lịch. Nước này tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu ngoại tệ bất chấp hai đợt phá giá lớn nhất trong năm nay.
Anwar Abu Zeid, nhà sản xuất thảm truyền thống 35 tuổi đã thành lập công ty riêng để tiếp thị sản phẩm của mình. Anh ấy vẫn đang phải xoay sở sau khi giá nguyên liệu thô tăng 25%. “Tình hình kinh tế hiện nay lẽ ra phải là cơ hội chứ không phải thách thức. Nếu sản phẩm của tôi được bán đúng thị trường, cho khách du lịch trong hoặc ngoài nước, tôi sẽ không cảm thấy ảnh hưởng của khủng hoảng, tôi sẽ thực sự nhẹ nhõm. Vấn đề là chúng tôi cần hỗ trợ để tiếp thị sản phẩm, truyền thông, tiếp cận với các đại sứ quán, để tăng cơ hội xuất khẩu", anh Anwar Abu Zeid nói.
Indonesia khẳng định sẽ tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi và kế hoạch mở rộng thêm nhiều đặc khu kinh tế để thu hút các nhà đầu tư châu Á - Thái Bình Dương.
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển kinh tế.
Cả nước hiện còn hơn 80 dự án điện năng lượng tái tạo không được đưa vào khai thác, sử dụng do không đủ điều kiện hưởng biểu giá hỗ trợ, chậm ban hành quy định pháp luật...
Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước 10 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán, tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2023.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng năm 2024, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Sự hấp dẫn của các mức giá siêu rẻ từ Temu đã thu hút một lượng lớn người dùng mua thử suốt thời gian đầu xâm nhập thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, những thông tin về pháp lý cùng một số bất thường trong vận hành đã khiến nhiều người dần trở nên dè dặt hơn khi sử dụng nền tảng này.
0