Người luôn tâm huyết với sự phát triển Thủ đô
Trong danh sách 10 cá nhân được đề nghị khen thưởng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024" có ông Phạm Quang Nghị - nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Trên cương vị là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa 14, 15, ông Phạm Quang Nghị đã luôn thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo, xây dựng tinh thần đoàn kết, thống nhất trong toàn Ðảng bộ và hệ thống chính trị thành phố. Với trách nhiệm và tình yêu dành cho Hà Nội, ông đã góp phần định hình một nền tảng mới cho Hà Nội trở thành điểm tựa, thành động lực phát triển mới để đất rồng bay hội nhập cùng thời đại.
Chặng đường 10 năm trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội của ông Phạm Quang Nghị gắn liền với những đổi thay, những sự kiện lớn, những việc khó chưa có tiền lệ ở Thủ đô. Trong đó có những dấu mốc quan trọng, như Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mở cửa và hội nhập. Cảm nhận được sức nóng, sự va đập, ảnh hưởng tác động nhiều chiều qua từng công việc, nhất là vào thời điểm có những vụ việc, sự kiện quan trọng xảy ra, ông chia sẻ, áp lực của công việc không đơn thuần chỉ là yêu cầu đòi hỏi buộc chúng ta phải tìm ra lời giải, mà còn là thách thức về chỉ số, thước đo phẩm chất, năng lực, bản lĩnh trí tuệ của mỗi người.
Ông Phạm Quang Nghị - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành uỷ Hà Nội chia sẻ: "Trăn trở, suy nghĩ để thực hiện những Nghị quyết số 15 của Quốc hội, làm sao để đảm bảo thành công thì một trong những việc lớn, việc khó mà tôi suy nghĩ nhiều là việc tổ chức, sắp xếp bộ máy và bố trí cán bộ. Sở dĩ việc ấy như là tiền lệ phải làm đầu tiên, mình phải làm xong việc ấy rồi mới bắt đầu những việc khác. Nhưng rất đáng mừng, do những chủ trương đúng đắn, do cách chúng ta tổ chức thực hiện hết sức là dân chủ, rất hợp tình hợp lý nên đã đoàn kết được đội ngũ cán bộ của hai địa phương."
Năm 2008 - Năm đầu tiên Thủ đô được mở rộng, Hà Nội phải tập trung giải quyết nhiều việc khó phức tạp, lại diễn ra dồn dập. Những lúc như vậy càng thấy rõ sức ép của công việc đặt lên vai người đứng đầu. Phương châm kiên trì, đồng bộ, linh hoạt, những kinh nghiệm giải quyết các vấn đề nóng của xã hội một cách mềm dẻo nhưng quyết đoán đã đem lại kết quả.
Ông Phạm Quang Nghị chia sẻ, việc ở Hà Nội nhiều như nước sông Hồng, nên khi còn công tác, dù đã tận tâm và tận lực, nhưng ông vẫn thấy rằng mình vẫn mang nợ thành phố rất nhiều. Chính vì vậy, dù đã nghỉ công tác, ông vẫn tiếp tục làm việc, cống hiến, phục vụ Thủ đô.
Trong giai đoạn ông Phạm Quang Nghị là người đứng đầu Ðảng bộ thành phố, Hà Nội đã triển khai, thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn, không chỉ để giải quyết vấn đề trước mắt, mà còn hướng tới tương lai xa hơn; như Nghị quyết số 11 ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020; Quốc hội ban hành Luật Thủ đô 2012. Ðây đều là những cơ sở quan trọng để Thủ đô phát triển tốt hơn. Với những đóng góp, cống hiến to lớn, ông Phạm Quang Nghị đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huy chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, hai lần Huân chương Lao động hạng Nhất, danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024".
Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
0