Đi làm qua cầu

Mỗi cây cầu ở Hà Nội như người chứng kiến nhịp sống hối hả hàng ngày. Từng ngày qua đi, những hành trình qua cầu lại tiếp tục mang theo biết bao câu chuyện của ngày mới.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Hà Nội – thành phố nằm bên bờ sông Hồng, nơi những cây cầu không chỉ nối liền hai bờ sông mà còn dẫn lối cho hàng nghìn người dân Thủ đô đi làm, đi học, đi thăm người thân. Trên hành trình đó, mỗi người đều có những câu chuyện riêng, những ký ức khó phai về cây cầu thân thuộc đã gắn bó với cuộc sống của họ mỗi ngày. Một ngày của không ít người sống ở Hà Nội bắt đầu từ những nhịp cầu như thế.

Chị Hạnh Nguyên là giáo viên trường học nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Sinh sống ở quận Long Biên nên ngày nào chị cũng đi lại qua cây Chương Dương, có ngày tới vài bận.

Mỗi ngày đi qua cầu, chị đều cảm nhận được từng thay đổi nhỏ. "Tôi sinh ra và lớn lên ở khu vực Long Biên nên thường xuyên phải đi qua cầu, từ khi còn bé cho đến lúc lớn đi làm. Tôi cảm thấy cầu càng ngày càng đông lúc, khi đến giữa tuần sẽ đỡ hơn. Tôi thường phải đi sớm từ 15-20 phút vì đường sẽ tắc khá dài", chị Nguyên nói.

Giữa hàng trăm, hàng nghìn người đi qua cầu mỗi ngày, có những người coi cây cầu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của họ, như mẹ con chị Thúy Linh. Sống ở quận Long Biên nên hầu như ngày nào, hai mẹ con chị cũng cùng nhau qua cầu vào trong nội đô.

"Ngày xưa tất cả phương tiện giao thông đều phải đi qua cây cầu này. Bây giờ Hà Nội đã có rất nhiều cầu. Sắp tới còn có thêm hai chiếc cầu nữa", chị Linh vui vẻ trò chuyện với con trai.

Những âm thanh quen thuộc, tiếng rung lắc của cây cầu mỗi khi tàu xe qua lại... Tất cả đã gắn liến với cuộc sống của nhiều người Hà Nội ở hai bên sông.

Không chỉ đi làm qua cầu, nhiều người như anh Phan Ngọc Đức (Hà Đông) còn coi cây cầu như một điểm đến, nơi lưu giữ những ký ức, hình ảnh đẹp, những khoảnh khắc đáng trân trọng của cuộc sống.

"Mình thường đi làm qua cầu Long Biên. Với đặc thù công việc là phóng viên ảnh, mình thường hay vừa đi vừa chụp, trong đó cầu Long Biên là mình chụp nhiều nhất. Không chỉ là chụp phong cảnh, mình còn dẫn khách chụp ảnh đến cầu để lưu giữ vẻ đẹp cổ kính của cầu. Mình rất thích cầu Long Biên vào mùa thu và mùa đông mờ sương", anh Phan Ngọc Đức cho biết. Ở mỗi khoảng thời gian khác nhau, theo anh Đức, cầu Long Biên lại có những vẻ đẹp khác nhau. Tĩnh lặng như ở quá khứ vào buổi sáng sớm, nhộn nhịp với nét hiện đại trong ngày và lãng mạn khi màn đêm buông xuống.

Những câu chuyện, những hành trình cứ thế tiếp nối. Buổi tối, mỗi cây cầu lại mang dáng vẻ riêng. Nếu như cầu Nhật Tân rực rỡ ánh đèn thì cầu Long Biên lại chìm trong màu tối sẫm huyền ảo.

Mỗi cây cầu lại gắn bó với mỗi người theo một cách riêng. Một ngày qua đi. Ngày mai lại bắt đầu. Những hành trình qua cầu lại tiếp tục mang theo biết bao câu chuyện của ngày mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

“Festival Phở 2025” là cầu nối không gian giúp tôn vinh, gắn kết giữa các doanh nghiệp, làng nghề, thương hiệu để quảng bá ẩm thực tới người dân Thủ đô, khách du lịch trong nước và bạn bè quốc tế.

Hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền quy tụ tại Festival Phở 2025, mang theo không chỉ hương vị mà cả câu chuyện văn hóa phía sau mỗi bát phở.

Không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp vốn có, hồ Tây bao năm qua vẫn luôn thu hút thực khách bởi ẩm thực phong phú và đa dạng. Đây là địa điểm không thể bỏ qua nếu ghé thăm Thủ đô Hà Nội.

Trong không gian rộn ràng tiếng máy móc và mùi kim loại, xưởng cơ khí không chỉ là nơi chế tạo nên những cỗ máy mà còn là sân khấu của những người thợ lành nghề.

Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.

Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.