Người lưu giữ văn hoá ca trù cho quê hương

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại vẫn còn đó những nghệ nhân đau đáu với nghệ thuật dân gian truyền thống. Đối với nghệ nhân Nguyễn Thị Tam, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng thì những làn điệu ca trù đã ăn sâu vào trong máu thịt, trở thành lẽ sống cả đời của bà. Và rồi những làn điệu, âm phách truyền thống ấy đang ngày càng được lan tỏa, được truyền dạy cho thế hệ mai sau để gìn giữ vốn cổ văn hóa của cha ông để lại.

Tiếng trống, tiếng phách hàng ngày vang lên trong căn nhà của nghệ nhân Nguyễn Thị Tam tại Làng Đại Phú, xã Thượng Mỗ. Gần 50 thành viên CLB Ca Trù do nghệ nhân Nguyễn Thị Tam quy tụ và truyền dạy đang là cái nôi lưu giữ và bảo tồn nghệ thuận dân gian ca trù truyền thống của xã Tân Hội xưa.

Người lưu giữ văn hoá ca trù cho quê hương

Ca trù ở làng Đại Phú (xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã tồn tại hơn 400 năm. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống hát nghệ thuật ca trù nên bà Nguyễn Thị Tam đã gắn bó với loại hình nghệ thuật này từ đó đến nay. Trải qua những thăng trầm của cuộc sống, nghệ thuật ca trù đang dần bị mai một nhưng bằng những nỗ lực, nhiệt huyết của bản thân cùng sự quan tâm bảo tồn của chính quyền địa phương thì những lớp dạy ca trù cho thanh thiếu nhi, thành lập CLB ca trù để luyện tập và đi biểu diễn dưới sự truyền dạy của bà Tam thì nghệ thuật ca trù đang dần được khôi phục lại.

Lãnh đạo xã Thượng Mỗ trao Bằng công nhận Nghệ nhân Nhân dân và tặng cây đàn đáy cho nghệ nhân Nguyễn Thị Tam.

Cứ vào các tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần, trong ngôi nhà của bà lại rộn ràng tiếng hát. Tại lớp học này, bà Tam cũng là người trực tiếp hướng dẫn học viên các kĩ thuật ca, cách cầm trống chầu, giữ nhịp phách. Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Tam, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng tâm sự, hiện nay tôi rất tâm huyết để mang lòng nhiệt tình để gìn giữ và dạy cho thế hệ sau vì nếu không truyền dạy nhanh sẽ bị mai một. CLB đã được thành lập từ năm 2025 từ năm đó trở đi chúng tôi luôn luôn luôn vận động từng nhà để cho các con em học ca trù.

Vốn là một kép đàn nổi tiếng ca trù nên bà Tam có thuận lợi vừa dạy hát, vừa dạy mọi người chơi đàn đáy, gõ phách. Mười mấy năm qua, hơn 30 cháu được nghệ nhân Nguyễn Thị Tam kèm dạy ca trù giờ đã thành ca nương hoạt động tại các CLB trong Nam, ngoài Bắc.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tam miệt mài dạy hát cho các thế hệ con cháu.

Em Nguyễn Mai Phương, Lớp 9A5, trường THCS Phương Đình, huyện Đan Phượng nói, ban đầu học ca trù rất khó bởi nhạc, phách khớp rất khó nhưng bà Tam dạy thì rất dễ hiểu, từ khi bà dạy cháu ngày càng yêu thích ca trù hơn,  mong muốn được học nhiều bài hát trù để phục vụ cho nhân dân và cũng ngày càng nhiều bạn trẻ được học và biết đến ca trù...

Điều mong muốn nhất của bà Tam là môn nghệ thuật ca trù sống mãi trên quê hương Thượng Mỗ. Để thực hiện ước nguyện ấy, bà Nguyễn Thị Tam đã phối hợp với Trường THCS Thượng Mỗ đưa ca trù vào trong trường học. Hiện tại, có 8 cháu đang theo học hát ca trù. Cô giáo Nguyễn Thị Đông, Giáo viên Trường THCS Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng cho hay, Bà Nguyễn Thị Tam là một người rất nhiệt huyết và tâm huyết với ca trù Thượng Mỗ vì vậy là một cô giáo tôi luôn mong muốn học sinh của mình được biết đến ca trù, được bà đào tạo và biết đến ca trù để giữ gìn bản sắc và phát huy hơn nữa làn điệu ca trù, giữ gìn di sản văn hoá phi vật thể được Unesco công nhận. Bản thân tôi luôn thấy tự hào về quê hương và về nghệ nhân Nguyễn Thị Tam đã đem lại những giá trị và gắng sức gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá quê hương.

Từ sự truyền dạy của bà đã ươm mầm tình yêu ca trù trong giới trẻ. Và những thanh âm trong trẻo, hồn nhiên của nữ sinh 14,15 tuổi đang tiếp bước bà Tam để giữ nhịp ca trù trên quê hương Thượng Mỗ. Ghi nhận những đóng góp của nghệ nhân Nguyễn Thị Tam, năm 2013, bà vinh dự được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Năm 2015, bà được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và mới đây nhất là danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian ca trù. Năm 2009, nghệ thuật ca trù đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Hiện nay, Cùng với chèo tàu Tân Hội, hội diều Bá Giang, ca trù Thượng Mỗ là một trong ba địa chỉ văn hóa dân gian đặc sắc của huyện Đan Phượng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.

Hồ Hoàn Kiếm mùa nào cũng đẹp. Tháng 5 khi hè về, không gian được tô điểm thêm màu hồng hoa phượng và sắc tím bằng lăng.

Chỉ còn 3 tuần nữa học sinh bắt đầu nghỉ hè nên nhu cầu du lịch sẽ tăng cao. Để kích cầu cho “mùa vàng” này, các doanh nghiệp lữ hành đã tung nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá cho khách hàng.

Festval Huế năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 7/6 đến ngày 12/6 tới. Điểm nhấn của Festival Huế năm nay là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với chủ đề "Di sản văn hoá hội nhập và phát triển”.