Những giáo viên dạy ngoại ngữ ở Hà Nội
Từ 5-6 giờ chiều, gần như mỗi ngày, cô Jumamyradova Guller Charygeldiyevna (giáo viên nước ngoài) đều rong ruổi trên đường phố Hà Nội. Cứ hết giờ dạy tại trường cấp 1, cô lại di chuyển bằng chiếc xe để đến những địa điểm khác dạy thêm.
Cô Charygeldiyevna chia sẻ: "Ban ngày đa phần tôi tiếp xúc với các bạn nhỏ. Các bạn rất hiếu động, nhưng rất đáng yêu và sử dụng ngoại ngữ cũng khá tốt. Dạy ngoại ngữ, đặc biệt với các bạn trẻ, chúng tôi phải nắm được tâm lý của họ. Các bạn ấy có ngữ pháp tốt, thậm chí nói cũng tốt, nhưng tâm lý chung là ngại nói, nên khi đi dạy tiếng Anh, tôi thường đưa ra rất nhiều bài thuyết trình. Khi một mình đứng trình bày một vấn đề của bạn trước nhiều người khác thì bạn sẽ bớt rụt rè và dần tự tin hơn nhiều".
Cô Mai Thu Phương cũng đã có cả chục năm dạy ngoại ngữ ở Hà Nội. Khi đi du học, cô còn dạy tiếng Việt ở Anh. Tranh thủ chờ ca dạy của mình, cô thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm về giảng dạy và văn hóa các nước.
Và với cô Charygeldiyevna cũng vậy, việc dạy ngoại ngữ ở những trung tâm đào tạo đa ngôn ngữ là cơ hội để cô gặp gỡ, kết nối với những con người mới, ở nhiều quốc gia khác nhau và từ đó biết thêm được ngoại ngữ và văn hóa ở nước họ. "Tôi cùng chồng mình đến Việt Nam và cũng được dạy ngôn ngữ ở một số tỉnh, thành khác, nhưng riêng ở Hà Nội đặc biệt hơn, lượng người muốn học ngoại ngữ rất đông và vì thế chúng tôi cũng bận rộn cả ngày", cô Charygeldiyevna cho biết.
Bận rộn là vậy, thế nhưng ít khi nào cô Charygeldiyevna cảm thấy mệt mỏi. Bởi đối với cô, các học viên người Việt Nam đều rất thông minh, hài hước và thân thiện. Sau mỗi buổi học, các học viên được tiếp thu kiến thức còn giáo viên lại có thêm vốn sống và cả tình bạn.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.
Nếu như trước đây, muốn được chiêm ngưỡng và chụp bức hình với cánh đồng hoa tam giác mạch, mọi người phải đi đến miền cao nguyên đá Hà Giang xa xôi. Thì nay, ngay giữa lòng Thủ đô, ai cũng có thể ngắm nhìn loài hoa hoang dã, độc đáo này.
0