Nông nghiệp linh hoạt chuyển đổi, phấn đấu tăng trưởng 2,5-3%

Nhờ sự chủ động, linh hoạt chuyển đổi sản xuất theo nhu cầu thị trường, ngành nông nghiệp Hà Nội kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng, tạo những đột phá ở các tháng tiếp theo cuối năm 2024.

Hơn 200 ha khu vực cấy lúa kém hiệu quả của xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, được chuyển đổi sang thâm canh rau, củ, quả tập trung. Hiện tại, với 115 ha được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và 10 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP, mô hình chuyển đổi đã tạo thu nhập cao và ổn định cho nông dân.

Hơn 4 ha trồng rau của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn huyện Chương Mỹ là một trong những đơn vị tham gia thực hiện quy trình EGAP.vn ngay từ đầu. Việc quản lý chăm bón, tưới tiêu đã được sử dụng bằng hệ thống điện thoại thông minh, tem truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã được thực hiện đồng bộ với các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị lớn và sàn giao dịch thương mại điện tử. Sản lượng khoảng 3 tấn/ngày, cung cấp, phân phối cho nhiều hệ thống siêu thị lớn, các bệnh viện lớn, các trường học.

Linh hoạt chuyển đổi, phấn đấu tăng trưởng đạt 2,5-3%

Chính nhờ linh hoạt trong chuyển đổi, 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản Hà Nội đạt hơn 22.600 tỷ đồng, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm trước.

Thực hiện, mục tiêu chung tăng trưởng của Hà Nội, ngành nông nghiệp Thủ đô đang tập trung phấn đấu tốc độ tăng trưởng năm 2024 đạt 2,5-3%. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục cơ cấu lại ngành, phục hồi tốc độ tăng trưởng thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị, mở rộng thị trường.

Hiện nay, bên cạnh việc tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa,  nghành nông nghiệp Hà Nội đang phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường và đồng thời nâng cao đời sống người nông dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua, tại phiên 5/9, do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc, khả năng nguồn cung từ Libya tăng lấn át việc kho dự trữ dầu của Mỹ giảm và Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng.

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng - giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Riêng trong ngày mai, Vietjet Air sẽ ngừng khai thác gần 90 chuyến bay, Bamboo Airways hủy 14 chuyến.

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Trong 8 tháng, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng nông nghiệp đều tăng. Lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu 28,28 tỷ USD.

Một số ngân hàng đầu tư lớn toàn cầu vừa giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới lo ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2024.