Phà quân đội thay cầu phao Phong Châu từ 14h ngày 4/10
Theo đó, các loại phương tiện được phà chở qua sông bao gồm: xe thô sơ, xe gắn máy, các loại xe mô tô và người đi bộ.
Bộ trưởng Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Binh chủng Công binh nghiên cứu sử dụng 2 phà chuyên dụng quân sự, gia cố thành phà dân sự để có thể chở được người đi bộ và các phương tiện như xe máy, xe đạp cùng hàng hóa trong phạm vi cho phép.
Việc sử dụng phà vận chuyển các phương tiện và người dân qua sông sẽ rút ngắn thời gian và quãng đường di chuyển từ xã Phùng Nguyên (huyện Lâm Thao) sang xã Hương Nộn (huyện Tam Nông) và ngược lại.
Trước đó, sau sự cố sập cầu Phong Châu ngày 9/9, Lữ đoàn 249 - Binh chủng Công binh đã lắp đặt cầu phao và đưa vào sử dụng từ ngày 30/9. Đến 18 giờ ngày 1/10 do nước lũ ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng cao, Lữ đoàn 249 quyết định tạm thời dừng cầu phao Phong Châu từ tối ngày 1/10.
Hội nghị tổng kết công tác cơ quan văn phòng năm 2024 và Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2025 của Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã diễn ra ngày 31/12 với sự tham dự và chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.
Hôm nay, 1/1, ngày đầu tiên của năm mới 2025, rất đông người dân từ mọi miền Tổ quốc đã về Quảng trường Ba Đình lịch sử để theo dõi lễ thượng cờ đầu tiên trong năm.
Đón năm mới 2025, các điểm vui chơi trên khắp cả nước thu hút đông đảo người dân và du khách. Trong tối và đêm qua, hàng vạn người tập trung về các điểm bắn pháo hoa ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để cùng nhau đón chờ giây phút chuyển giao và trao cho nhau những lời chúc về một năm mới 2025 bình an, hạnh phúc.
Để người bị xử lý "tâm phục, khẩu phục" với hành vi vi phạm của mình, lực lượng CSGT tăng cường áp dụng biện pháp ghi nhận hình ảnh thông qua các thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng. Đặc biệt trong bối cảnh có nhiều thay đổi về mức xử phạt sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, điều này sẽ nhằm góp phần đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu quả trong thực thi pháp luật.
Năm 2024, thành phố đã khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo đô thị và thói quen đi lại của người dân theo hướng văn minh - hiện đại.
Với mục tiêu tầm nhìn đến giai đoạn 2065 Hà Nội có 15 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài gần 617 km, thành phố Hà Nội sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để hiện thực hóa “kỳ tích” làm đường sắt đô thị.
0