Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp Việt vẫn gặp khó

Ngày 29/8, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức "Diễn đàn thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam".

Hiện nay, quy mô hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Trong khi kim ngạch xuất nhập khẩu tăng khoảng 10%/năm giai đoạn 2013-2023 thì quy mô hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng còn rất nhỏ.

Năm 2023, các ngân hàng thương mại tài trợ thương mại cho 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; trong đó, tài trợ chuỗi cung ứng chỉ chiếm 2%. Các ngân hàng thương mại thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, trong khi các sản phẩm tài trợ thương mại gồm tài trợ cho các khoản phải thu, tài trợ hóa đơn, tài trợ lô hàng… còn ít được áp dụng do tính chất rủi ro.

Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức "Diễn đàn thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tại Việt Nam".

Để khắc phục hạn chế này, các chuyên gia đề xuất cần hoàn thiện khung pháp lý, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới.

Đồng thời, tiếp tục phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu dự báo về thị trường, giá cả nông sản nhằm giúp nông dân và doanh nghiệp có định hướng sản xuất, tiêu thụ ổn định.

Nhà nước cần tận dụng FTA thế hệ mới, quyết tâm tháo gỡ thẻ vàng EU để sản phẩn nông sản Việt thuận lợi xuất khẩu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ đầu tháng 9 đến nay, giới kinh doanh gạo đặc sản sốt ruột vì giá gạo ST25 từ nhà cung cấp báo tăng giá liên tục, riêng "Gạo Ông Cua" ST25 tăng đến 3.500 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/9, VN-Index tăng 5.95 điểm, lên mức 1,264.9 điểm; HNX-Index tăng 0.65 điểm, lên mức 232.95 điểm.

Sự kiện đối thoại thu hút hơn 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực phía Nam.

Ngành công nghiệp hiện đang tích cực chuyển đổi xanh để hướng đến phát triển bền vững. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ có 4 khu công nghiệp sinh thái.

Sáng 18/9, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra sự kiện “Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và Tiêu điểm Bình Dương”.

Khi bất động sản đang có xu hướng ấm lại và lãi suất huy động tại các ngân hàng liên tục tăng, câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư đặt ra lúc này: Đầu tư gì trong những tháng cuối năm 2024?