"Xanh hoá" sản xuất, tăng sức cạnh tranh
Từ năm 2015, Việt Nam đã ký cam kết thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu sản xuất, tiêu dùng bền vững. Theo nhiều kết quả khảo sát, khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm thương hiệu “xanh”, nguyên liệu thân thiện với môi trường. Do đó, việc doanh nghiệp cam kết có trách nhiệm với môi trường cũng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt.
Bà Lê Nguyên Trang Nhã, Tổng giám đốc Công ty TNHH Viking Việt Nam, cho biết: "Chúng ta phải chủ động từ nguyên vật liệu đầu vào, xem xét sự ảnh hưởng của nguyên vật liệu đó tới môi trường. Để giảm những tác động đó thì phải bắt đầu từ nguyên liệu, sau đó sẽ là đổi mới công nghệ và tái cấu trúc nhà máy để nâng cao giá trị của nhà máy".
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Tổng giám đốc Công ty CP Đồng Tiến, cho biết: "Chúng ta có thể tiết kiệm chi phi sản xuất, hạ giá thành, nhưng sau vài năm, lượng khách đặt hàng sẽ có thay đổi. Giờ khách hàng không chỉ nhìn vào giá thành sản phẩm mà còn dựa trên trách nhiệm xã hội của nhà máy đó để quyết định đặt hàng".
Hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang lựa chọn kinh tế tuần hoàn để chủ động sử dụng năng lượng sạch, cũng như lắp đặt hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và hệ thống xử lý chất thải. Việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh chính là yếu tố để gia tăng tính cạnh tranh về nguồn lực đổi mới sáng tạo.
Ông Hồ Tùng Bách, Phó Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng - Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, cho biết: "Muốn có sản phẩm xanh, tiêu chuẩn thì phải bắt đầu từ các nhà sản xuất. Ngược lại, những phải hồi tích cực từ người tiêu dùng sẽ là động lực để các nhà sản xuất tăng cường tỷ lệ xanh trong sản phẩm".
Ông Nguyễn Ngọc Hoà, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho hay: "Chúng tôi sẵn sàng kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi xanh với các doanh nghiệp cung cấp giải pháp và hy vọng tất cả các bên sẽ tìm được những giải pháp vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa phù hợp với doanh nghiệp".
Đến nay, đã có trên 1.200 cơ sở sản xuất đang thực hiện theo Tuyên ngôn quốc tế về Sản xuất sạch hơn, mà Việt Nam đã ký vào năm 1999, tăng cường tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thải các chất ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sức khỏe cho con người và thúc đẩy sản xuất bền vững.
Sau phiên khởi sắc, thị trường chứng khoán lại ghi nhận diễn biến giằng co. Mặc dù bên mua liên tục nâng đỡ thị trường nhưng lực bán vẫn có phần chiếm ưu thế khiến chỉ số không thể thoát khỏi sắc đỏ cuối phiên.
Chuỗi nhà thuốc An Khang thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) vừa hoàn tất tái cấu trúc sau khi đóng hơn 200 cửa hàng, giảm mạng lưới xuống còn 326 nhà thuốc, tương đương 38% so với đầu năm.
Ngày 27/11, giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước đột ngột đảo chiều tăng sau hai phiên lao dốc, có hãng vàng mua vào tăng đến 1,5 triệu đồng/lượng.
Cục Thuế TP.HCM vừa công khai danh sách 231 cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế tại quận Bình Tân, với tổng nợ lên đến hơn 542 tỷ đồng. Dẫn đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã: ITA), nợ gần 127 tỷ đồng.
Vừa qua, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ tư và chương trình xét, công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2024. Agribank là ngân hàng duy nhất được vinh danh ở hạng mục này trong năm nay.
Với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, ngày 26/11, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
0