"Xanh hoá" sản xuất, tăng sức cạnh tranh

Doanh nghiệp Việt ngày càng chú trọng sử dụng nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, hay nhiên liệu, hóa chất không gây độc hại; đầu tư dây chuyền máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế.

Từ năm 2015, Việt Nam đã ký cam kết thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu sản xuất, tiêu dùng bền vững. Theo nhiều kết quả khảo sát, khoảng 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm thương hiệu “xanh”, nguyên liệu thân thiện với môi trường. Do đó, việc doanh nghiệp cam kết có trách nhiệm với môi trường cũng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt.

Bà Lê Nguyên Trang Nhã, Tổng giám đốc Công ty TNHH Viking Việt Nam, cho biết: "Chúng ta phải chủ động từ nguyên vật liệu đầu vào, xem xét sự ảnh hưởng của nguyên vật liệu đó tới môi trường. Để giảm những tác động đó thì phải bắt đầu từ nguyên liệu, sau đó sẽ là đổi mới công nghệ và tái cấu trúc nhà máy để nâng cao giá trị của nhà máy".

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp để đáp ứng với thị trường.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Tổng giám đốc Công ty CP Đồng Tiến, cho biết: "Chúng ta có thể tiết kiệm chi phi sản xuất, hạ giá thành, nhưng sau vài năm, lượng khách đặt hàng sẽ có thay đổi. Giờ khách hàng không chỉ nhìn vào giá thành sản phẩm mà còn dựa trên trách nhiệm xã hội của nhà máy đó để quyết định đặt hàng".

Hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang lựa chọn kinh tế tuần hoàn để chủ động sử dụng năng lượng sạch, cũng như lắp đặt hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và hệ thống xử lý chất thải. Việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh chính là yếu tố để gia tăng tính cạnh tranh về nguồn lực đổi mới sáng tạo.

Ông Hồ Tùng Bách, Phó Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng - Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, cho biết: "Muốn có sản phẩm xanh, tiêu chuẩn thì phải bắt đầu từ các nhà sản xuất. Ngược lại, những phải hồi tích cực từ người tiêu dùng sẽ là động lực để các nhà sản xuất tăng cường tỷ lệ xanh trong sản phẩm".

Bài toán chuyển đổi xanh đáp ứng nhu cầu thị trường bắt nguồn từ khâu đầu tiên của sản xuất và phải liên tục chuyển đổi.

Ông Nguyễn Ngọc Hoà, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho hay: "Chúng tôi sẵn sàng kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi xanh với các doanh nghiệp cung cấp giải pháp và hy vọng tất cả các bên sẽ tìm được những giải pháp vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa phù hợp với doanh nghiệp".

Đến nay, đã có trên 1.200 cơ sở sản xuất đang thực hiện theo Tuyên ngôn quốc tế về Sản xuất sạch hơn, mà Việt Nam đã ký vào năm 1999, tăng cường tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thải các chất ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sức khỏe cho con người và thúc đẩy sản xuất bền vững.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House – mã chứng khoán: TDH) vừa nhận quyết định cưỡng chế từ Cục Thuế TP Hồ Chí Minh về việc trích hơn 91 tỷ đồng từ tài khoản ngân hàng do nợ thuế.

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 73.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với dư nợ ước tính khoảng 94.000 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm.

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 19/9, giá xăng dầu bắt đầu tăng trở lại. Xăng E5RON92 tăng 51 đồng/lít, giá bán là 18.941 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 127 đồng/lít, giá bán 19.762 đồng/lít.

Trước kia nhót chín đỏ mọng giá rẻ, nhót xanh thì 'cho không ai lấy'. Nay loại quả xanh non này lại trở thành món ăn "hot trend" có giá lên tới 430.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm 600 - 700 đồng/kg tùy vùng trồng. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 123.200 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên.