Phương Mỹ Chi đưa văn hoá múa chén vào MV ‘Gối gấm’
“Gối Gấm” là ca khúc Phương Mỹ Chi đảm nhận hoàn toàn phần sáng tác giai điệu kết hợp với DTAP. Mượn từ nhiều ý thơ hay của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, Phương Mỹ Chi và DTAP đã tô vẽ thêm sự cô đơn và chờ đợi của người phụ nữ ở trong nhiều ngữ cảnh và thời đại.
Tuy vậy, câu chuyện được kể trong “Gối Gấm” không bi luỵ hay đau thương mà chỉ tinh tế khắc hoạ sự đơn côi, nhung nhớ của người phụ nữ dành cho mối tình không thành của mình.
Nói về nguồn cảm hứng tạo nên ca khúc Gối Gấm, Phương Mỹ Chi cho biết: “Ban đầu các anh DTAP đưa cho Chi đề bài sáng tác một ca khúc nói về đồ vật bất kỳ. Đây là chủ đề không hề dễ đối với người mới học sáng tác như Chi. Trong lúc nằm ngủ, Chi nảy ra ý tưởng “hay mình viết về cái gối, rồi chơi vần với chữ “rối”. Từ đó ca khúc Gối Gấm ra đời”.
Để thể hiện rõ những khát vọng của người phụ nữ với ý chí mạnh mẽ, trong MV “Gối Gấm”, Phương Mỹ Chi đóng vai Phương Định - một nhân vật trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, cũng là tên một ca khúc trong Album “Vũ trụ Cò bay”..
Trong MV, Phương Mỹ Chi (Phương Định) cùng 2 nhân vật em Nho và chị Thao là những cô gái kiên cường, dũng cảm, với lý tưởng sống cao đẹp đi chinh phục những “ngọn núi” mới. Trên đường đi, 3 nhân vật phải đối mặt nhiều khó khăn nhưng cuối cùng, Phương Định vượt qua ngàn con sóng, thu phục được cá Kình bằng âm nhạc và tiếng hát của mình.
Chi tiết này cũng ẩn dụ cho việc Phương Mỹ Chi đã và đang chinh phục những điều mới lạ hơn trên hành trình âm nhạc. Cô không ngần ngại vượt qua những khó khăn khi làm nghề, theo đuổi nghệ thuật bền bỉ, miệt mài hơn 10 năm nay để phát huy và truyền tải những giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống đến với thế hệ trẻ thông qua âm nhạc.
Phần hình ảnh trong MV cũng có nhiều yếu tố được lấy cảm hứng từ chất liệu văn học của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, có thể kể đến như hình ảnh mâm hoa quả ẩn dụ cho khát khao về một hạnh phúc của người phụ nữ trong câu chuyện. Mâm được thiết kế chia làm 4 tầng với ý nghĩa sâu xa: tầng 1 tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi, tầng 2 là sự đủ đầy, tầng 3 với hình ảnh bông gối “chăn ấm nệm êm” ám chỉ cuộc sống sung túc về kinh tế, và tầng cuối cùng là những bông hoa trắng như ôm ấp và vỗ về khi con người ở giai đoạn “gần đất xa trời”.
Sự cô đơn, khắc khoải “ngóng chờ” của người phụ nữ lấy cảm hứng từ những chất liệu văn học của Bà chúa thơ Nôm được khắc họa qua khung cảnh Phương Mỹ Chi “trơ trơ thân nhan hồng” trong căn phòng “giường không gối trống” viết chữ Nôm, “tương tư” về kỷ niệm với người mình yêu.
Điểm nhấn của ca khúc là phần trình diễn vũ đạo múa chén ấn tượng. Đây là một trong những điệu múa phản ánh sinh hoạt của người dân xứ Huế, được lưu truyền qua các làng xã của tỉnh qua các thời kỳ, là một nét đẹp văn hoá Việt Nam. Khi kết hợp cùng giai điệu bắt tai, “Gối Gấm” tiếp tục khẳng định sự tâm huyết và không ngại bứt phá của Phương Mỹ Chi.
Còn trong âm nhạc, màu sắc văn hoá dân tộc cũng được bổ sung khi “Gối Gấm” khai thác âm hưởng của múa chén - điệu múa văn hoá của dân gian Việt Nam vào vị trí trung tâm, như một phần quan trọng của bản hòa âm. Việc khai thác âm sắc của điệu múa truyền thống dân tộc hòa vào bản nhạc tạo nên một Gối Gấm phiên bản mới rất bắt tai.
Phương Mỹ Chi mở đầu bằng giọng hò vô cùng ngọt ngào. Đoạn hò này được sáng tác bởi chính nữ ca sĩ. Cô cho biết cái khó không nằm ở việc viết lời mà ở cách hát, cách luyến láy, nhấn nhả chữ cho phù hợp để ra đúng âm hưởng của hò Nghệ Tĩnh.
Với sự đầu tư chỉn chu về mặt nội dung và hình ảnh, “Gối gấm” hứa hẹn sẽ tiếp tục là sản phẩm âm nhạc đưa tên tuổi nữ ca sĩ gen Z vươn xa hơn. Đồng thời, tiếp tục khẳng định sự đa tài, tình yêu văn hoá truyền thống ăn sâu trong máu của Phương Mỹ Chi - một ca-nhạc sĩ thế hệ mới.
Chiều 22/12, buổi tổng duyệt cho chương trình “Khúc quân hành vang mãi non sông” đã diễn ra tại sân Đoan môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.
Để tôn vinh những chiến công hiển hách và sự hy sinh anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hành trình 80 năm vừa qua, tối ngày 22/12, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật chính luận mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Trải qua vòng Bán kết tranh tài gay gấn giữa các giọng ca trẻ đầy triển vọng, cùng những màn biểu diễn được đầu tư công phu, Ban tổ chức Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" đã lựa chọn được 16 thí sinh xuất sắc vào vòng Chung kết Cuộc thi năm nay.
Nhiều ngày qua, ê-kíp chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Khúc quân hành vang mãi non sông” và các nghệ sĩ đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, với mong muốn mang tới cho khán giả một đêm nhạc đầy hào hùng và cảm xúc vào tối ngày 22/12.
Tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong âm nhạc trong năm nay, Hoàng Dũng cho ra mắt MV mới mang tên “Cuối tuần (1825)”.
0