Quảng bá văn hóa Thủ đô qua ẩm thực

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 và và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã khai mạc vào tối 29/11, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tham dự Lễ khai mạc Lễ hội ẩm thực Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu" về phía Trung ương có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông. Về phía đại biểu thành phố Hà Nội có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND TP. Vũ Thu Hà.

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội lần thứ 4 năm 2024 có sự tham gia của 16 Đại sứ quán các nước và 8 tỉnh bạn: Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Quảng Bình với quy mô hơn 80 gian hàng.

Đặc biệt Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 có sự góp mặt của chương trình “Phở số Hà thành” - một sáng tạo độc đáo kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và công nghệ. Người dân và du khách được thưởng thức món phở truyền thống được chế biến và phục vụ bởi robot thông minh, đồng thời được tham quan các ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong chế biến món phở.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà nhấn mạnh: Hà Nội là địa phương có số lượng di sản lớn của cả nước, phong phú cả bề rộng, chiều sâu. Cùng với nghề cốm Mễ Trì, nghề làm xôi Phú Thượng, nghề ướp trà sen Quảng An, năm 2024, phở Hà Nội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông đã trao Quyết định ghi danh “Phở Hà Nội” là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia cho lãnh đạo Sở VH&TT Hà Nội cùng cộng đồng chủ thể phở Hà Nội.

Đến với lễ hội, người dân và du khách có thể trải nghiệm nhiều đặc sản, tìm hiểu những làng nghề ẩm thực, chơi trò chơi dân gian, thưởng thức các tiết mục văn hoá nghệ thuật; đồng thời được giao lưu với các nghệ nhân, đầu bếp nổi tiếng, những người đã "thổi hồn" vào nguyên liệu, để biến những món ăn thành những tác phẩm nghệ thuật ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra đến hết ngày 1/12 tại Công viên Thống Nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời bao cấp đi đã qua hơn 40 năm nhưng với nhiều người, những hình ảnh về dòng người chen chúc xếp hàng chờ mua thực phẩm với tờ tem phiếu trên tay thật khó quên. Trong những năm tháng ấy, cơm độn - một món ăn giản dị nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc và kỷ niệm của người Hà Nội xưa - luôn khiến ta bồi hồi nhớ về những năm tháng khó khăn nhưng cũng đầy tình thương yêu.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Jack Soloman, một người Anh mang trong mình nửa dòng máu Việt Nam, đã kể lại câu chuyện của mình như một minh chứng cho xu hướng ngày càng nhiều người ngoại quốc đến Hà Nội và chọn nơi đây làm nơi gắn bó lâu dài.

Ngôi làng Tri Trung vốn là nơi nổi tiếng với những buổi biểu diễn chèo, đặc biệt hơn, các diễn viên chính đều là những người dân trong làng. Dù bận rộn với công việc hàng ngày, người dân trong làng vẫn đam mê những làn điệu chèo, coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống yên bình của họ.

Mặt trời đã ngủ, nhưng thành phố thì vẫn thức. Khi ánh đèn thay thế ánh mặt trời, cũng là lúc cuộc sống ở Hà Nội bước vào một nhịp điệu khác, với đa dạng lựa chọn sống của những người dân đô thị. Tất cả đều góp phần tạo nên nhịp điệu không ngừng nghỉ của một thủ đô đầy sức sống.

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas bình chọn bún riêu cua là món ăn nổi tiếng của Việt Nam vào danh sách 100 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới.