Quốc hội thảo luận sửa đổi Luật Dược

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe báo cáo và báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách năm 2024, dự toán ngân sách và kế hoạch tài chính năm 2025; nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và thảo luận ở hội trường về dự thảo luật này vào sáng nay (22/10).

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) đã được chỉnh lý theo hướng sửa đổi toàn diện Điều 7 của Luật hiện hành để quy định các chính sách chung của Nhà nước về dược; quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược tại Điều 8 (sửa đổi). Quy định liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được xem xét khi sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó, Điều 7 (sửa đổi) bổ sung quy định “có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam thành ngành công nghiệp mũi nhọn”. Quy định chính sách ưu tiên mua sắm thuốc sản xuất trong nước tại các cơ sở y tế công lập; ưu tiên về các thủ tục hành chính khi cấp giấy đăng ký lưu hành, cấp phép nhập khẩu; áp dụng các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ từ các quỹ hỗ trợ cho hoạt động khoa học và công nghệ; hỗ trợ phát triển dược liệu, phát huy các bài thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu; phát triển hệ thống cung ứng thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Cùng với đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giữ giá, giảm giá đối với một số nhóm thuốc cần thu hút chuyển giao công nghệ.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật Dược sửa đổi quy định hoạt động “kinh doanh bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc” là một hoạt động kinh doanh dược độc lập và cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cũng độc lập với cơ sở bán buôn hay cơ sở bán lẻ thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Vì vậy, khi quy định các cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện các hoạt động bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không nêu rõ là các hoạt động này gắn với bán hàng thì vô hình chung đã loại trừ quyền kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Trước đó, Quốc hội đã nghe báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách Nhà nước ba năm 2025 – 2027.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơn bão Trami (Trà Mi) vừa hình thành tại phía Đông Philippines, được dự báo sẽ đi vào biển Đông trong ngày 24/10. Vì sao cơn bão này lại mang tên Việt Nam, và điều đó có ý nghĩa gì?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.

Sáng sớm 22-10, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là bão Trami, hướng vào Việt Nam.

Do có sự cố Anten ảnh hưởng đến công suất máy phát sóng, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội tạm dừng phát sóng các kênh phát thanh FM90Mhz, FM96Mhz và FM98.9Mhz vào ngày 26/10/2024 để tiến hành khắc phục.

Chiều 22/10, Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22/10 đến ngày 25/10, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Chiều 22/10, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật đã có cuộc điện đàm trực tuyến với Phó Thủ tướng Dmitry Nikolayevich Chernyshenko, Chủ tịch Phân ban Nga.