Ra mắt tự truyện 'Sống đến bình minh'

Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức buổi ra mắt tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh.

Cuốn sách là ký ức cuộc đời làm báo, viết văn nhiều sóng gió, thăng trầm hơn nửa thế kỷ qua của tác giả Trần Mai Hạnh, dài gần 700 trang, được ra mắt độc giả chỉ cách ngày ông đi xa hơn ba tuần và đều trong những ngày tháng 4, mốc thời gian gắn với nhiều kỷ niệm của cuộc đời ông.

Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức buổi ra mắt tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh.

Cuốn tự truyện gồm bảy phần: Chàng trai tỉnh lẻ; Đi qua cái chết; Chiến tranh và hòa bình; Thời bao cấp giữa bao vây cấm vận; Những năm đầu đổi mới báo chí; Vòng xoáy; Sống đến bình minh, được viết bởi phong cách ngôn ngữ báo chí kết hợp nhuần nhuyễn với bút pháp văn học, trên cơ sở chắt lọc từ những tập nhật ký ghi chép thường ngày của tác giả.

 

Cuốn sách cho độc giả nhiều thế hệ hiểu thêm về cuộc đời, con người của ông và những câu chuyện của một thời đã xa.

Kể từ năm 2014 đến nay, "Sống đến bình minh" là tác phẩm thứ 5 của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc. Cuốn sách thêm một lần nữa mang đến cho độc giả nhiều thế hệ không chỉ chi tiết về cuộc đời, con người của ông mà còn cả những câu chuyện của một thời đã xa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.