Rưng rưng giữa Ba Đình rực nắng
Năm 6 tuổi, nghỉ hè, tôi được dì cho đi thăm Lăng Bác. Đó là chuyến đi của Hội phụ nữ xã tổ chức cho các hội viên đi ra Hà Nội viếng Bác nhân dịp sinh nhật Người.
Những đứa trẻ chúng tôi háo hức trước đó cả tuần rồi bàn với nhau bao nhiêu là dự định cho chuyến đi xa ấy. Tôi đã định ngồi trong xe nhìn qua ô cửa sổ đếm xem tất cả có bao nhiêu ngôi nhà cao tầng. Nhưng rồi trên chuyến xe khách cũ kĩ chật ních người, tôi say xe rồi ngủ thiếp.
Khi ra đến Thủ đô, dì tôi mới nhẹ nhàng đánh thức và dắt xuống xe. Chín giờ sáng mùa hè, trời Hà Nội nắng gay gắt nhưng cũng chẳng cản được những chiếc xe đổ về ngày càng nhiều.
Tiếng nói, tiếng cười, hỏi han nhau huyên náo cả một góc phố. Lần đầu tiên ra khỏi làng, lần đầu tiên thấy đông người như thế, tôi cứ tròn xoe mắt nhìn những điều lạ lẫm. Tôi còn phát hiện ra, sao có nhiều người giọng nói rất khác mình. Dì giải thích, các bác ấy tận miền Trung ra đấy.
Miền Trung là xa lắm, có khi phải đi xe hơn một ngày. Ý nghĩ ấy cứ quẩn quanh mãi cho đến khi tôi xếp hàng chuẩn bị vào Lăng. Những hàng dài nối tiếp nhau, mọi người đều im lặng, bước đi cũng thật khẽ như sợ làm Bác tỉnh giấc.
Có những cụ già tóc bạc phơ, bước chân run run. Có cả những chú thương binh với bộ quân phục đã ngả màu, khuyết đi một phần cơ thể. Có cả những đứa trẻ như tôi vai đeo khăn quàng đỏ có thể chưa hiểu hết công lao của Bác dành cho đất nước nhưng sự kính trọng dành cho Bác đã được nuôi dưỡng từ những bài thơ thời mẫu giáo:
"Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười
Bác nhìn các cháu vui chơi trong nhà".
Càng đến gần Bác, bước chân của mọi người càng như chậm và nhẹ hơn, những đôi mắt bắt đầu rưng rưng. Dì tôi kéo vạt áo lên chấm nước mắt làm tôi cũng muốn khóc theo. Cứ như vậy, những hình ảnh ấy in sâu vào ký ức tuổi thơ tôi và phải 25 năm sau tôi mới được sống lại với ký ức ấy một lần nữa.
Năm 2018, từ mảnh đất tận cuối cùng đất nước, tôi cùng gia đình có chuyến du lịch miền Bắc và địa điểm dừng chân đầu tiên là Thủ đô Hà Nội.
Sau khi vào lăng viếng Bác, gia đình tôi chậm rãi đi thăm ao cá, nhà sàn, vườn cây. Tất cả đều bình dị như ngôi nhà của những người nông dân trên khắp mảnh đất hình chữ S này.
Trọn một đời vì nước, vì dân, Bác chẳng có gì để dành riêng cho mình cả. Hôm ấy, tôi gặp rất nhiều gia đình trẻ giống gia đình mình khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
Trong cuộc mưu sinh hối hả đầy vất vả, có thời gian, việc đầu tiên họ muốn làm, điểm đầu tiên muốn đến đó chính là Thủ đô Hà Nội - Trái tim của cả nước, nơi Bác Hồ đang yên nghỉ.
Đó không hẳn là một chuyến du lịch mà còn là một chuyến về nguồn. Dù đang sinh sống tận Mũi Cà Mau hay địa đầu Móng Cái thì vẫn có chung dòng máu con rồng cháu tiên, mãi một lòng hướng về Thủ đô nơi có lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa Quảng trường Ba Đình rực nắng.
Tôi rời Quảng trường Ba Đình khi cơn mưa rào mùa hè ghé qua, dòng người vào lăng vẫn nghiêm trang xếp hàng. Và có lẽ 10 năm, 20 năm hay mãi mãi sau này, tôi, con cháu tôi về lại Hà Nội thì hình ảnh những hàng dài người dân vào viếng Bác cũng chẳng đổi khác.
Nhiều ngân hàng có lợi nhuận tăng mạnh quý III; Giá vàng hạ nhiệt; Ông Trump mất hơn 2,4 tỷ USD trong 3 ngày... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Hà Nội sẽ có thêm xe điện kết nối đường sắt đô thị; Đề xuất tăng tiền phạt khi vi phạm luật giao thông; Nhiều xe đạp vẫn ngang nhiên đi vào làn cao tốc; Tuyến buýt 87 - Kết nối sự thân thiện... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Có lẽ mỗi người đều có những quy chuẩn đại diện riêng cho cá nhân mình. Nên việc đề xuất khởi động chọn quốc phục Việt Nam đã trở nên “nóng” đến vậy.
Chúng ta đều hiểu rằng mối quan hệ giữa Người sử dụng lao động - Người lao động là mối quan hệ ràng buộc và phức tạp. Khi có tranh chấp phát sinh, đặc biệt khi có thiệt hại do người lao động gây ra thì vấn đề bồi thường như thế nào cho đúng quy định pháp luật?
Giao kết hợp đồng lao động là việc người sử dụng lao động và người lao động bày tỏ ý chí, thống nhất với nhau về việc xác lập hợp đồng lao động. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Vậy ai trong cơ quan, doanh nghiệp là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?
Vở kịch Khoảng trống là câu chuyện về cuộc tình tay ba đầy giông bão, oan nghiệt của những nhân vật thuộc tầng lớp tri thức. Để giữ thanh danh và sự bình yên cho bản thân, cho gia đình nên họ vẫn nén lòng để chấp nhận nhau, tôn trọng nhau… chấp nhận thứ hạnh phúc chơi vơi, tính toán, đầy giả dối. Sau hơn 20 năm kể từ ngày công diễn lần đầu tiên, đạo diễn NSND Trung Hiếu đã phục dựng và mang đến đời sống mới giàu sáng tạo và sức hấp dẫn cho vở kịch.
0