Sức mua nội địa phục hồi tích cực

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 5,1% so với cùng kỳ. Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá có sự khởi sắc.

Nắm bắt tâm lý của người dân ngày càng ưa chuộng sử dụng hàng Việt, siêu thị Aeon Mall Hà Đông có trên 85% hàng hóa là sản phẩm Việt Nam chất lượng cao.

Theo đại diện đơn vị, điều này nằm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được kỳ vọng doanh số và lợi nhuận năm nay, khi hàng hóa Việt Nam có sức tiêu thụ mạnh, giá cả ổn định hơn so với hàng hóa nhập khẩu. Nhiều chương trình khuyến mãi cũng được đưa ra để thu hút người dân, kích cầu mua sắm dịp cao điểm hè sắp tới.

Sức mua nội địa phục hồi tích cực.

Bà Nguyễn Thị Hải Thanh, Giám đốc Trung tâm Bách hoá tổng hợp và siêu thị Aeon Hà Đông, cho biết: “các chương trình khuyến mại của doanh nghiệp sẽ kích cầu tiêu dùng, nhằm thu hút khách hàng đến mua”.

Đối với chị Hoàng Minh Trang (quận Cầu Giấy, Hà Nội), là một người tiêu dùng, chị quan tâm nhiều đến các chương trình khuyến mại vì chúng rất thu hút người mua hàng như chị. Hàng hoá chất lượng, giá cả phải chăng luôn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng.

Các chương trình khuyến mại kích cầu tiêu dùng.

Theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Nội, tiêu dùng nội địa là một yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung. Năm 2024, để góp phần vào kỳ vọng tăng trưởng GRDP của Thủ đô đạt 6,5% - 7%, ngành Công Thương Hà Nội đặt mục tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 10-11%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) kiểm soát tăng dưới 4%.

Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, du lịch thông qua việc tổ chức các sự kiện khuyến mại tập trung

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, tiêu dùng nội địa đóng góp lớn vào phát triển kinh tế của Thủ đô. Thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2024 vào tháng 5, tháng 7, tháng 11/2024, nhằm đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, du lịch thông qua việc tổ chức các sự kiện khuyến mại tập trung. Thông qua chương trình, tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần bình ổn giá cả, ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

Năm 2024, Quốc hội đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, lạm phát 4-4,5%. Để đạt được mục tiêu này, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa là một yếu tố quan trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.

Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.

Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ngày 1/11, S&P Global công bố báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam. Chỉ số trong tháng 10 đã vượt mốc 50 điểm sau khi chịu tình trạng gián đoạn do cơn bão Yagi gây ra.

Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 31/10, khi các nhà đầu tư chú ý đến kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ lớn và thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.