Tái hiện Tết Đoan Ngọ theo nghi lễ văn hóa cung đình

"Lễ Ban Quạt” - Một nghi lễ độc đáo đã được tái hiện ngay tại Thềm Rồng Điện Kính Thiên cùng với các phong tục Ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt.

Tết Đoan Ngọ, ngày mở đầu mùa nóng nhất trong năm, do vậy trong dân gian và cả triều đình cũng đều có những nghi lễ và tập tục độc đáo, mà chỉ có riêng ở Việt Nam, xứ nhiệt đới gió muà, nóng ẩm. 

“Lễ Ban Quạt” - là một nghi lễ mà sách ghi chép của người nước ngoài đều nhận xét là rất kỳ lạ. Nhưng nó lại thể hiện ý nghĩa nhân văn từ Thời Lê Trung Hưng. Đó là sự quan tâm của Nhà Vua tới quần thần văn võ khi mùa hè đến. Và để nêu cao tinh thần trung nghĩa của các quần thần, nhà vua làm thơ đề trên quạt để tỏ ý khuyên răn. 

“Lễ Ban Quạt” - là một nghi lễ thể hiện ý nghĩa nhân văn từ Thời Lê Trung Hưng.

Vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, người dân kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn về đeo cho trẻ nhỏ. Túi thơm có đựng hạt mùi, bột hùng hoàng để xua đuổi côn trùng. 

Và để chống lại cái nóng, phòng dịch bệnh, cha ông ta có nhiều tục lệ độc đáo như: ăn trái cây chua, ăn bánh gio, ăn rượu nếp, uống rượu hùng hoàng để “giết sâu bọ” trong người vào lúc sáng sớm; hay đến phố Thuốc Bắc để cắt các thang thuốc thảo mộc về làm trà đun nước uống vào giờ Ngọ, mua thảo dược về phòng bệnh; rồi có cả tục xỏ lỗ tai,  nhuộm móng chân, móng tay…

Đến với Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long vào những ngày này, du khách sẽ cùng hòa mình trải nghiệm những không gian văn hóa đặc biệt, thú ẩm thực tao nhã của người Hà Nội để tôn vinh văn hóa gia đình. Nghệ nhân - Danh trà Hoàng Anh Sướng sẽ trình diễn nghệ thuật ẩm trà với những câu chuyện thú vị về lỗi thưởng trà danh nhân xưa. Nghệ nhân Ánh Tuyết sẽ mời du khách thưởng lãm nghệ thuật ẩm thực truyền thống Thăng Long - Hà Nội vào ngày Tết Đoan Ngọ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nét kiến trúc độc đáo xưa cũ mang chất hoài niệm của khu phố cổ Hà Nội, chỉ còn bắt gặp khi chúng ta nhìn lên tầng hai của căn nhà. Thế nhưng những không gian lưng chừng còn sót lại ấy cũng đang dần biến mất bởi sự xâm chiếm, cơi nới của người dân.

Chùa Tảo Sách hay còn gọi là Tào Sách có tên chữ là Linh Sơn tự. Chùa tọa lạc ở số 386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội; là một trong số ít những ngôi cổ tự ở Hà Nội vừa giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm không gian Phật đài.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn (thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội).

Phố cổ Hà Nội là một phức hợp di tích, di sản có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Thủ đô. Nhiều năm qua, các di tích di sản vô giá này đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc trùng tu, tôn tạo và bảo tồn.

Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là một trong những điểm đến về du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm qua việc cải tạo, sửa chữa các điểm du lịch ở đây chưa có tính liên kết, một số điểm du lịch đang có dấu hiệu quá tải… Trước thực trạng đó, huyện Đồng Văn đã xây dựng phương án cải tạo, chỉnh trang một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Trở về từ chiến khu Việt Bắc, nơi đầu tiên mà Bác Hồ dừng chân là căn nhà của cụ Nguyễn Thị An tại làng Phú Gia (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Đến nay, ngôi nhà này trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia và là "địa chỉ đỏ" giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.