Tận dụng CPTPP thúc đẩy thương mại Việt Nam - Canada

Ước tính khoảng bốn tỷ đô la Mỹ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Canada không khai thác được lợi ích từ CPTPP - hàng hóa Việt Nam đang bị đắt hơn so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường này. Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mở ra cơ hội lớn để Việt Nam - Canada thúc đẩy trao đổi thương mại. Tuy nhiên mức độ tận dụng các ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Canada vẫn còn rất hạn chế, chưa phát huy hết giá trị mà hiệp định này mang lại.

Theo các chuyên gia, Canada hiện là một trong mười đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam trên thế giới. Xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn đã tăng hơn 26% về giá trị kim ngạch so với năm 2021 và 5 năm sau khi thực thi CPTPP, xuất khẩu sang Canada đã tăng hơn gấp đôi, tức là từ mức 4,1 tỷ năm 2018 lên đến 9,9 tỷ năm 2022. Đây là thị trường tỷ đô có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất của Việt Nam trong nhóm các nước CPTPP.

Hiện nay, hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Canada vẫn được hưởng các ưu đãi thuế quan. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan CPTPP xuất khẩu sang Canada vẫn chưa cao, mới đạt khoảng 18%.

CPTPP tạo cơ hội Việt Nam và Canada trao đổi thương mại

Theo số liệu thống kê, mỗi năm Canada nhập khẩu khoảng 500 tỷ đô la Mỹ các mặt hàng vào thị trường này, trong khi con số xuất khẩu của Việt Nam vào đây khoảng dưới 10 tỷ đô la Mỹ. Do đó để khai thác tốt CPTPP đối với thị trường Canada không chỉ là khai thác các ưu đãi về thuế để nhằm thúc đẩy xuất khẩu ngắn hạn mà các doanh nghiệp cần phải nhằm vào những cơ hội lớn hơn. Đó là sự kết nối về sản xuất, đầu tư, công nghệ, thương hiệu giữa các nước trong những Hiệp định Thương mại tự do để tạo ra chuỗi giá trị cao hơn. Ngoài ra, cũng cần phải tạo thêm được sự liên kết giữa xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu dịch vụ. Bởi vì mảng xuất khẩu dịch vụ vẫn là mảng còn đang bỏ ngỏ và chưa tận dụng được nhiều cơ hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan thuế kiến nghị các địa phương tăng kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua. Các giao dịch mua bán vàng, bạc tại Việt Nam thường mang tính chất nhỏ lẻ, không đủ hóa đơn, chứng từ, khiến ngành thuế thất thu trong lĩnh vực này.

Bộ Công an được giao phối hợp với Ngân hàng Nhà nước sớm có giải pháp để xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng, theo yêu cầu của Thủ tướng.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh OPEC+ vẫn chưa bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày sau tháng 6/2024. Tuy nhiên, ba nguồn tin từ các nhà sản xuất OPEC+ cho biết họ có thể duy trì mức cắt giảm nếu nhu cầu dầu không phục hồi.

Chỉ số VN-Index hôm nay không thể kết phiên ở mức cao nhất ngày, nhưng vẫn đóng cửa tuần trên mốc 1.220 điểm.

Mở cửa sáng 3/5, giá vàng miếng SJC gần như đi ngang so với hôm qua. Tuy nhiên càng gần về trưa, giá vàng miếng càng tăng nhanh, lên sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử; hàng trăm nghìn doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân có hoạt động kinh doanh có thu nhập trên các sàn thương mại điện tử.