Tàu lớn nhất thế giới đẩy bằng năng lượng gió

Tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.

Sử dụng nhiên liệu xanh trong vận tải đường thủy đang là xu hướng mới của các quốc gia trên thế giới. Điển hình nhất khi mới đây một tàu chở quặng rất lớn, có trọng tải toàn phần 400.000 tấn, được đóng tại Trung Quốc, trở thành tàu lớn nhất từ trước tới nay, trang bị công nghệ đẩy bằng năng lượng gió, giúp tiết kiệm nhiên liệu đáng kể so với dùng nhiên liệu hóa thạch trước đây.

Anemoi Marine Technologies, nhà cung cấp động cơ đẩy bằng sức gió tại Anh, đã hoàn thành lắp đặt 5 cánh buồm rotor trên tàu Sohar Max, mỗi rotor đường kính 4,9m, cao 34,7m, được đặt trên boong tàu tận dụng sức gió giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.

Về cơ chế hoạt động, cánh buồm rotor quay nhờ một động cơ. Khi gió đập vào cánh buồm rotor đang quay, sự chênh lệch áp suất sẽ xảy ra. Điều này tạo ra lực đẩy bổ sung giúp tàu tăng tốc hoặc giảm mức tiêu thụ năng lượng của hệ thống đẩy chính.

Cánh buồm rotor đang được các chủ tàu lựa chọn ngày càng nhiều nhằm đạt mục tiêu không thải khí và tăng cường hiệu suất năng lượng của tàu thủy. Đây là công nghệ nhỏ gọn cung cấp lực đẩy lớn để đẩy tàu bằng sức gió, giúp phương tiện đáp ứng tiêu chí quốc tế về khí thải. Sohar Max giờ đây có thể giảm tới 6% mức tiêu thụ năng lượng và cắt giảm 3.000 tấn khí thải chứa carbon hàng năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.

Trong lịch sử phát triển đường sắt Việt Nam, những đầu máy diesel đã từng là biểu tượng của đổi mới và tiên phong trong công nghệ. Trong số đó, hai đầu máy D8E-1001 và 1002 đã đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng trong khả năng chế tạp và lắp ráp của người Việt.

Sáng 12/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua tờ trình Nghị quyết xây dựng “Vùng phát thải thấp” (LEZ). Để hiểu rõ hơn về vùng phát thải thấp cũng như cách thức kiểm soát phương tiện trong vùng phát thải thấp, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của phóng viên Duy Anh và anh Phạm Thành Lê - Quản trị viên cộng đồng Otofun.

Siêu xe Praga Bohema được chế tạo thủ công tại nhà máy ở cộng hòa Séc, mỗi năm chỉ có tối đa 20 chiếc được sản xuất, có mức giá đắt đỏ hơn 1,4 triệu đô la Mỹ.

Ngày 19/12, nhà sáng lập GSM - tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury bằng xe VinFast VF 8.

Trong tháng 11, các nhà sản xuất xe máy trong nước đã xuất xưởng gần 280.000 chiếc, cao nhất trong năm 2024. Với nguồn cung khá dồi dào, thị trường xe máy được dự báo sẽ giữ bình ổn về giá và số lượng xe bán ra từ nay đến Tết Nguyên đán.