Thảm họa Titanic được dự báo trước khi tàu đắm

Thảm kịch tàu lặn Titan đang thu hút sự quan tâm của truyền thông khắp thế giới. Sau 5 ngày tìm kiếm, lực lượng cứu hộ tuyên bố toàn bộ 5 hành khách trên tàu lặn Titan thám hiểm xác tàu Titanic đã thiệt mạng trong lòng Đại Tây dương. Tuy nhiên dường như số phận của 2 con tàu này có một sự liên quan kì lạ khó lý giải, bắt đầu từ cái tên "Titan - Titanic".

Câu chuyện kinh hoàng xảy đến với con tàu Titanic huyền thoại vào cái đêm định mệnh 14/4/1912. Nhưng ít ai biết được rằng cái chết bi tráng của niềm tự hào nước Anh đã được “lên kịch bản” 14 năm trước đó. 

Vào năm 1898, sau khi đọc một mẩu tin nhỏ trên báo về sự kiện nước Anh đang có ý tưởng đóng 1 con tàu vĩ đại xuyên đại dương, nhà văn Mỹ Morgan Robertson đã có ý định viết 1 câu chuyện giả tưởng về con tàu này. Robertson đã phác thảo hình dáng của con tàu trong tưởng tượng của mình. Ông không hề biết rằng mình đang tiên đoán về một thảm họa hàng hải lớn nhất trong lịch sử thế giới sẽ xảy ra sau đó 14 năm. Cuốn tiểu thuyết mang tựa đề “Futility, Or The Wreck of the Titan” (tạm dịch: Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan) không nhận được nhiều sự chú ý từ phía dư luận vào thời điểm đó. Mãi cho đến 14 năm sau, khi thảm họa xảy ra, người ta mới giật mình khi lật lại từng trang của tác phẩm này và phát hiện những điểm trùng khớp đến rùng mình giữa các chi tiết trong tác phẩm và những gì diễn ra trong thực tế.

Con tàu trong tiểu thuyết được đặt tên là Titan, đâm vào một tảng băng trôi ở mạn phải vào một đêm tháng tư, và đó cũng là những gì đã xảy ra với Titanic, trùng khớp cả về thời gian và nguyên nhân. 

Trong tác phẩm của Robertson, giống như Titanic, Titan cũng được tung hô là một con tàu không thế chìm được coi là tàu chở khách lớn nhất thế giới thời điểm đó, nhưng rồi cả hai đều đã gặp nạn cùng ở ngoài khơi Newfoundland, Canada vào khoảng nửa đêm.

Điều kỳ lạ là hai con tàu có kích thước gần như tương đương nhau và tốc độ tối đa của chúng đều đạt khoảng 20 hải lý/giờ.

Cả Titanic và Titan đều được chế tạo bằng thép với ba chân vịt và hai cột buồm với sức chứa vào khoảng 3.000 người. Số lượng thuyền cứu hộ trên Titan và Titanic đều bị thiếu hụt và chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của chưa đầy một nửa số hành khách và thuyền viên trên tàu.

Điểm khác biệt hiếm hoi của Titan so với Titanic là vận tốc của nó khi đâm vào tảng băng cách Newfoundland 400 dặm. Trong khi Titan gặp nạn khi đang di chuyển với tốc độ là 25 hải lý, Titanic chỉ dừng lại ở tốc độ 22,5 hải lý. 

Chính vì những điểm tương đồng kì lạ này, người ta bắt đầu hoài nghi về “The wreck of the Titan” và tiểu thuyết gia Morgan Robertson. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, thật vô lý khi quy kết trách nhiệm cho một người về một chuyện xảy ra trong tương lai. Theo họ, lời lí giải hợp lý nhất cho sự trùng hợp này là sự am hiểu về kỹ thuật đóng tàu của Robertson, cũng như cùng với hiểu biết và vốn sống giúp ông có được chất liệu phong phú để tưởng tượng câu chuyện của mình, gần giống với thực tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.