Thiền Viện Trúc Lâm Tuệ Đức
Từ dấu tích Kim Tôn cổ tự
Tọa lạc trên núi Hình Nhân là khu vực đất cao ráo, dân gian gọi là Đồi Chùa, bởi lẽ, nơi đây đã từng có một đại danh lam cổ tự, gồm quần thể kiến trúc chùa - tháp. Đó là chùa - tháp Kim Tôn.
Theo “Lập Thạch Phong Thổ Ký” do Đốc học Vũ Lân, người xã Sơn Đông soạn dưới triều vua Thành Thái (1889 - 1907) có đoạn chép: núi Tháp Ly tại xã Quế Nham cao khoảng 70 - 80 trượng, trên có di tích tên thường gọi là chùa Kim Tôn, đến thời Thành Thái di tích chùa - tháp Kim Tôn đã thành phế tích.
Trải qua thời gian, trong quá trình canh tác, nhân dân trong vùng đã tìm thấy trong phế tích này một số loại vật liệu xây dựng có thể khối lớn và trang trí kiến trúc đặc biệt tinh xảo mang đặc trưng nghệ thuật thời Trần.
Đến Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức
Năm 2009, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, kết hợp cùng Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đã tiến hành khai quật nền của ngôi Chùa Kim Tôn cổ và đã tìm thấy những di vật có niên đại từ hàng trăm năm tại đây, minh chứng cho sự tồn tại của ngôi chùa thiêng hàng trăm năm tuổi là những di vật gốm sứ với họa tiết hoa văn cổ.
Chùa Trúc Lâm Tuệ Đức được tôn tạo từ chùa Kim Tôn, một ngôi Chùa cổ đã có trên 700 năm tuổi thuộc xã Đồng Quế, huyện Sông Lô. Sau hơn 10 năm khởi công xây dựng, đến nay công trình đã hoàn thành.
Thiền viện Trúc lâm Tuệ Đức được xây dựng trên một địa thế đẹp tựa núi nhìn sông, xung quanh ngôi chính điện của Thiền viện được 03 quả núi bao quanh giống như chiếc ngai vàng bao bọc, từ ngôi chính điện này ta có thể nhìn thẳng ra Sông lô, và một chiếc Hồ lớn hình một ông Rùa đang cõng cả quả núi trên lưng.
Trúc lâm Tuệ Đức thuộc dòng thiền viện chính tông được được sáng lập bởi Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Tháng 4 năm 2010, Thiền viện Trúc lâm Tuệ Đức chính thức khởi công xây dựng thuận theo lối kiến trúc chùa – tháp Việt Nam, trên diện tích gần 15 ha thuộc khu vực núi Hình Nhân, trong dãy núi Sáng – nơi phát hiện chùa tháp cổ Kim Tôn, thôn Thanh Tú, xã Đồng Quế, huyện Sông Lô.
Là ngôi chùa có kiến trúc hoành tráng nhất miền bắc Việt Nam, Thiền Viên Trúc Lâm Tuệ Đức đại diện cho tinh thần khoáng đạt của Thiền phái Trúc Khương Tăng Hội và Trúc Lâm tam tổ sáng lập. Nằm cách Hà Nội khoảng 95km về phía Tây, Thiền Viện Trúc Lâm Tuệ Đức là một trong những Thiền Viện lớn nhất của cả nước.
Được xây dựng trên nền của ngôi Chùa Kim Tôn, nơi đây không chỉ được biết đến là nơi đất linh mà còn là địa danh thu hút không ít những du khách hành hương về cõi Phật, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình. Đứng dưới chân núi nhìn lên, Thiền viện thấp thoáng trong mây. Đường lên khúc khuỷu, quanh co, bốn bề mây bay, thông reo, gió thổi, thoáng rộng và thanh sạch. Cảnh vật thanh tịnh đến lạ lùng. Nơi đây đã hút hồn du khách bởi những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ thú. Núi cao vút tận trời được phủ lên một lớp rừng già xanh thẫm với nhiều cây cổ thụ, những con suối khi tỏa ra khi thu lại, chảy quanh co…
Sự hiện hữu của Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức không ngoài ý nguyện kế thừa, chia sẻ và phát huy những tinh hoa - giá trị cao qúy từ con đường từ bi, trí tuệ của đạo Phật nói chung, của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nói riêng; góp phần tô đậm thêm mối liên hệ mật thiết giữa các giá trị cốt lõi của Phật giáo với những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vốn hình thành từ ngàn đời trong diễn trình lịch sử - văn hóa Việt Nam, được trao truyền cho hôm nay và mai sau.
Một số hình ảnh về Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức








Chiến dịch "Đổi mới và Bảo tồn di sản trong thế giới số" đã ra mắt trên nền tảng TikTok vào sáng 29/3, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản kết hợp công nghệ.
Ikebana là bộ môn nghệ thuật dành cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và tìm kiếm cái đẹp trong những điều giản dị.
Triển lãm nghệ thuật cắm hoa Ikebana “Nhất hoa nhất khí” giúp người xem tri cảm một luồng sinh khí mạnh mẽ đến từ thiên nhiên trong tiết khí mùa xuân, nhận ra sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người cùng tài nghệ của người cắm hoa.
Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.
Tỉnh Phú Thọ có chủ trương nghiên cứu phương án quy hoạch, kiến trúc xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực Chợ Trung tâm (cũ), thành phố Việt Trì.
Triển lãm “Sắc thái Tây Hồ” chứa đựng tình yêu của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng với Hồ Tây được trưng bày tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
0