Tinh hoa nghề thủ công da, giầy Hà Nội

Ngày 28/4, UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cùng các đơn vị liên quan tổ chức Lễ dâng hương và khai mạc các hoạt động tôn vinh, quảng bá nghề thủ công da, giầy tại đình Phả Trúc Lâm.

Sự kiện tôn vinh, quảng bá nghề thủ công Da - Giầy tại Đình Phả Trúc Lâm diễn ra trong 2 ngày 28 và 29/4/2023.  Phát biểu khai mạc sự kiện, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Trống Vũ Tuấn Anh cho biết, UBND phường phối hợp với Viện Nghiên cứu Da - Giầy, Hội Da Giầy thành phố Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu phát triển làng nghề Da - Giầy Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương cùng với các hoạt động trưng bày sản phẩm, trình diễn kỹ thuật nghề thủ công da - giầy.

Các đại biểu tham quan, trải nghiệm thực tế nghề làm Da-Giầy

Đình Phả Trúc Lâm tọa lạc ở số 40 phố Hàng Hành được xây dựng từ thế kỷ XIX, thờ tổ nghề giày da vẫn được những người làm nghề tìm về, coi đó là điểm tựa tinh thần trong sự nghiệp của mình. 

Sử sách xưa kia có ghi lại rằng, các vị tổ nghề được thờ tại Đình Phả Trúc Lâm là Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung và ba người bạn cùng quê ở làng Trúc Lâm, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương là Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính, Nguyễn Sĩ Bân. Bốn ông làm quan dưới triều Lê - Mạc (thế kỷ XV).  Trong lần đi sứ bên Trung Quốc, các ông đã bí mật học được nghề thuộc da của người Hàng Châu nổi tiếng, sau đó mang nghề về truyền dạy cho dân làng Trúc Lâm làm kế sinh nhai. Kể từ đó, trải qua bao tháng năm, nghề ngày một phát triển hưng thịnh.

Trưng bày các sản phẩm thủ công Da – Giầy tại Đình Phả Trúc Lâm

Sau này, khi các ông qua đời, nhân dân trong làng đã tôn vinh các ông làm tổ nghề da giầy.  Vào thế kỷ thứ XVII, những người thợ giầy giỏi của Hải Dương đã mang nghề lên làm ăn sinh sống ở đất Thăng Long kinh kỳ. Họ mở cửa hiệu trên các con phố Hàng Hành và Hàng Giầy khi đó… Nghề da giày đã từng bước phát triển và những người thợ da giày đã quần tụ, lập ấp, lập phường, bắt tay vào xây dựng đình Phả Trúc Lâm để tôn vinh tổ nghề của mình. 

Đình Phả Trúc Lâm ban đầu được người dân xây dựng bằng tre nứa, sau thời kỳ chiến tranh, đình được tu bổ xây dựng thêm. Ngày 16/1/1999 đình được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.  

Các sản phẩm thủ công Da – Giầy tại Đình Phả Trúc Lâm được trưng bày.

Nghề thuộc da và kinh doanh da giày là một trong bách nghệ (trăm nghề) của đất kinh kỳ. Cùng với các ngành nghề khác, nghề thuộc da xưa đã thu hút khá nhiều thợ thủ công theo học, đến nay nghề này đã xuất hiện ở Hà Nội khoảng 500 năm. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.