Toàn cảnh thủ đoạn, sai phạm trong đại án Vạn Thịnh Phát
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đánh giá:Vạn Thịnh Phát là tổ chức tội phạm có quy mô rất lớn, hoạt động rất tinh vi, phạm tội có dự mưu từ trước. Bị can Trương Mỹ Lan có vai trò là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu để cùng các đồng phạm cố ý trực tiếp thực hiện hành vi tham ô tài sản số tiền đặc biệt lớn.
1. Đại án Vạn Thịnh Phát - Dự mưu từ trước
Vạn Thịnh Phát bắt đầu từ năm 1991, khi bà Trương Mỹ Lan thành lập Công ty TNHH với vốn điều lệ 34,8 triệu USD. Dưới sự dẫn dắt của nữ chủ tịch, Vạn Thịnh Phát cổ phần hóa từ năm 2007, đến nay đã trở thành Tập đoàn đa ngành, vốn điều lệ 550 triệu USD, với hơn 1000 công ty con và thành viên.
Với ý đồ lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Trương Mỹ Lan bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, đã nắm giữ 85% cổ phần của ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB kể từ khi tổ chức tín dụng này được thành lập ngày 26/11/2011 trên cơ sở hợp nhất với Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Sau đó tiếp tục mua lại cổ phần, nhờ người đứng tên, tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần SCB lên hơn 91% vào ngày 1/1/2018. Còn về cái gọi là “Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát”, theo kết luận của cơ quan điều tra, đã được phát triển và chia làm 4 nhóm chính:
Nhóm định chế tài chính tại Việt Nam: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), CTCP Chứng khoán Tân Việt, CTCP Đầu tư Tài chính Việt Vĩnh Phú.
Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam: CTCP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng, CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng... đều là công ty có vốn điều lệ lớn, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn; nắm cổ phần chi phối các công ty con.
Nhóm các công ty “ma” tại Việt Nam: được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hợp tác, thi công... Mạng lưới công ty tại nước ngoài: Có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản của gia đình Trương Mỹ Lan tại nước ngoài.
2. Thủ đoạn tinh vi của Vạn Thịnh Phát
Sau khi thâu tóm SCB, bị can Trương Mỹ Lan để thân tín giữ vai trò chủ chốt, phối hợp với các thân tín khác ở Vạn Thịnh Phát.
Cơ quan điều tra chỉ rõ thủ đoạn được nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng để vay, hay nói đúng hơn là rút tiền từ SCB gồm: Thuê hoặc nhờ người đứng tên tài sản để tạo lập hồ sơ vay khống; Đưa ra tài sản bảo đảm được định giá trị để tạo hồ sơ đúng quy định nhằm che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra; Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được giải ngân trước và hợp thức hóa sau.
Các hồ sơ cho vay, giải ngân của nhóm này đều có ký hiệu theo dõi riêng như "HSTT", "phương án, dự án" để nhân viên ngân hàng nhìn vào đều hiểu là cho vay các công ty trong "hệ sinh thái".
Để hợp thức hóa hồ sơ “rút” tiền, “Kho pháp nhân” đã được tạo lập: hàng ngàn pháp nhân, cá nhân làm đại diện pháp luật, đứng tên cổ đông, đứng tên ký hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm để thức việc rút tiền.
Theo kết quả điều tra của bộ công an về ngân hàng SCB, ngân hàng này đã huy động tiền gửi từ 50 chi nhánh nhưng chỉ tập trung giải ngân đối với nhóm Trương Mỹ Lan tại 3 đơn vị hội sở, 3 chi nhánh lớn, 6 chi nhánh nhỏ lẻ.
Ngoài các đối tượng từ Ngân hàng SCB và Vạn Thịnh Phát, thủ đoạn vay này còn có sự tiếp tay của các đối tượng tại các công ty thẩm định giá.
Kết quả điều tra xác định, có 7 cá nhân là đại diện pháp luật, thẩm định viên của 5 công ty thẩm định giá gồm: Công ty Tầm Nhìn Mới, Công ty MHD, Công ty Thiên Phú, Công ty Exim và Công ty DATC có hành vi thông đồng giúp sức cho các đối tượng tại Ngân hàng SCB tạo lập hồ sơ vay vốn khống.
Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.
Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.
Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?
Bất chấp những thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý III.
Thương mại điện tử tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, đạt 20-25%/năm, trở thành kênh phân phối quan trọng. Nhưng tình trạng quảng cáo sai sự thật và hàng giả, hàng nhái cũng ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc hoàn thiện chính sách và siết chặt quản lý.
0