Truy tố ông chủ Tân Hiệp Phát và hai con gái

Ngày 29/2, Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng, truy tố bị can Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) và hai con gái là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích cùng về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Hồ sơ vụ án thể hiện, Chủ tịch Tân Hiệp Phát cùng hai con gái đã lợi dụng quy định về cho vay, hợp đồng chuyển nhượng để cho một số người vay với lãi suất dưới mức cấu thành tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

Theo cơ quan tố tụng, việc cho vay là không có hợp đồng vay tiền có cầm cố tài sản. Các bị can buộc những doanh nghiệp, cá nhân vay tiền phải làm hợp đồng chuyển nhượng dự án, cổ phần trong dự án, bất động sản có giá trị thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế.

Ông Trần Quí Thanh bị truy tố. Ảnh: THP.

Khi bên vay có thắc mắc về vấn đề này, các bị can đưa ra thông tin tạo niềm tin về uy tín, tiềm năng tài chính, ký các "cam kết bán lại", tiền lãi vay hợp thức bằng biên nhận tiền đặt cọc mua lại dự án, bất động sản, hứa hẹn thanh toán đầy đủ tiền gốc, lãi sẽ trả lại tài sản.

Sau khi chủ tài sản (bên vay) làm thủ tục chuyển nhượng các tài sản cho Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích nhanh chóng làm thủ tục sang tên để nắm quyền kiểm soát, định đoạt tài sản. Nhà chức trách xác định hành vi trên của Bích là làm theo chỉ đạo của cha là ông Trần Quí Thanh.

Khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận, các bị can dùng thủ đoạn gian dối hoặc tạo ra các lý do để cố tình không trả, chiếm đoạt tài sản.

Các bị can trong vụ án. Ảnh: Bộ Công an.

Theo cáo buộc, từ tháng 1/2019 đến tháng 11/2020, ông Trần Quí Thanh và hai ái nữ đã thực hiện bốn hành vi "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" của bốn bị hại, với tổng giá trị lên tới hơn 1.048 tỷ đồng.

Ở vụ án của bà Đặng Thị Kim Oanh (Chủ tịch HĐQT Công ty Kim Oanh) vay 500 tỷ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng cổ phần Công ty Minh Thành, thỏa thuận hứa chuyển nhượng/hứa nhận chuyển nhượng dự án Nhơn Thành cho Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích, Công ty TCS (Công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát) với lãi suất 3%/tháng; lãi phạt chậm trả 4,5%/tháng, che đậy bằng các cam kết bán lại.

Đến khi phía bà Đặng Thị Kim Oanh chuẩn bị đủ số tiền 500 tỷ đồng, phía ông Trần Quí Thanh lấy các lý do vi phạm các điều khoản trong hợp đồng nên mất quyền mua lại, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt trong phi vụ này được xác định là 453 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ đơn trình báo của người dân, Công an quận Nam Từ Liêm đã triệt phá thành công đường dây lừa đảo chiếm đoạt hơn 158 tỷ đồng. Đáng nói, cách thức lừa đảo của các đối tượng này rất tinh vi, không cần nạn nhân chuyển khoản vẫn rút được hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.

Trong hai ngày cuối tuần, lượng người dân di chuyển đến các địa điểm vui chơi, giải trí tăng cao, lực lượng 141 đã triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm.

Theo kế hoạch, sáng mai 24/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án 'Chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2.

Khoảng 17h50 ngày 23/12, trên đường Vành đai 3 trên cao, gần nút giao thông Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội, đã xảy ra vụ cháy ô tô nghiêm trọng.

Công an TP Tuyên Quang cho biết đang làm việc với người đàn ông điều khiển xe ô tô lao vào nhà dân khiến một bé gái 17 tháng tuổi tử vong vào ngày 21/12.

Theo kế hoạch, sáng 24/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2. Có 17 bị cáo phải ra hầu tòa trong vụ án này về các tội: Nhận hối lộ, đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.