“Tương thân, tương ái” quyết đẩy lùi đại dịch COVID-19
Truyền thống tương thân, tương ái - Lá lành đùm lá rách dường như được cả dân tộc hưởng ứng. Từ những gia đình đến ngóc ngách xóm làng đều có những tấm lòng của các mạnh thường quân cùng chung tay chia sẻ. Những ngày Hà nội tiếp tục giãn cách vì đại dịch Covid, đã khiến nhiều gia đình đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hiều được điều này nhiều gia đình, dù điều kiện chẳng khá giả gì cho lắm vẫn muốn mang miếng cơm, manh áo để sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn hơn.

Chị Nguyễn Thị Ngoan ở một làng nhỏ của Thanh Oai kể: “Gia đình tôi làm nông, buôn bán nhỏ kiếm thêm mới đủ ăn, trong lúc dịch hoành hành hành thế này chẳng làm thêm được gì, nhưng gia đình vẫn tự cung tự cấp vì có mảnh vườn, cái ao, chính vì vậy ở làng cứ có gia đình nào khó khăn là gia đình tôi sẵn sàng mang cân gạo, bó rau đi hỗ trợ...”.
Còn ở giữa trung tâm Thủ đô thì có những gia đình tự đặt những bàn nhỏ trước cửa và để ở đó những túi gạo, những thực phẩm thiết yếu ghi vào một cái biển nhỏ “ai cần cứ lấy”, với mong muốn chung tay giúp cho những gia đình thực sự khó khăn có được thực phẩm trong mùa dịch.

Ngoài ra, còn có nhiều nhóm thiện nguyện quyên góp tiền, gạo, thực phẩm… mang đến tận vùng bị cách ly để giúp những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ngay cạnh khu vực mình sinh sống, nhằm chia sẻ, động viên cùng bà con. Điển hình ở Hà Đông, CLB sống để yêu thương Tâm Sen đang thực hiện chương trình này. Từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Chính Phủ, CLB đã quyên góp được rất nhiều tiền và các vật phẩm thiết yếu mang đến các vùng bị cách ly, bệnh viện...để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.

Chị Cao Thị Thúy, một thành viên tích cực của CLB Sống để yêu thương Tâm Sen chia sẻ: “Ngày thường người ta đã khổ rồi, dịch dã thế này họ lại càng khổ, họ không biết trông chờ vào đâu để có miếng ăn trong những ngày giãn cách này, thương nhất những người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo quê xa lên chữa bệnh….”.
Hiểu thấu điều này, CLB quyết định chung tay đóng góp và kêu gọi anh em, bạn bè mỗi người một chút để có được những suất tiền, gạo, dầu ăn, mắm, muối hỗ trợ phần nào những khó khăn mà người nghèo đang gặp phải.

Chị Thúy chia sẻ thêm: “ Đặc biệt có những hoàn cảnh ở bệnh viện, bình thường có dịch họ sẽ được người nhà hỗ đưa đồ lên thăm nuôi, bây giờ hạn chế đi lại sự hỗ trợ gần như chỉ có tiền còn hàng thiết yếu là không có, người bệnh và người nhà chăm bệnh nhân phải tiết kiệm hết sức có thể. Đồ ăn và đồ dùng thiết yếu đều trông chờ từ các nhà hảo tâm. Do sợ lây lan dich bệnh và hạn chế đi lại nên các nhà hảo tâm cũng ít đến bệnh viện, các hoàn cảnh nơi đây thật sự quá khổ...." .
Để không ai bị bỏ lại phía sau, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước cho những hoàn cảnh khó khăn, mong muốn lúc này cần có nhiều mạnh thường quân hơn nữa để chung tay giúp đỡ bà con nghèo khó cùng vượt qua đại dịch.
Ngày 1/4/2025, tròn 24 năm ngày nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn về với cát bụi, nhiều người lại thổn thức nhớ đến ngôi nhà xưa ở TP.HCM - nơi ông từng sinh sống và viết nên những bản nhạc ấn tượng.
Công chúng yêu mỹ thuật Thủ đô có cơ hội đắm mình vào cảnh sắc và thiên nhiên Hồ Tây trong không gian nghệ thuật thú vị tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền.
Cuộc thi sáng tác truyện thiếu nhi với chủ đề “Sáng tác cùng Dế” là sự kiện mở màn cho sân chơi văn học - nghệ thuật hoàn toàn mới, dành riêng cho các em thiếu niên và nhi đồng trên cả nước.
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao ngày 29/3 đã tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
Để thu hút, hấp dẫn công chúng, ứng dụng công nghệ số là một trong những giải pháp thiết thực, phù hợp với xu hướng phát triển bảo tàng hiện đại.
Lễ hội văn hóa ẩm thực được tổ chức tại Khu du lịch Văn Thánh với hơn 600 món ngon của các địa phương và văn hóa ba miền đang thu hút đông đảo người dân và du khách tại TP. HCM.
0