Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số chỉ còn 0,38%

5 năm qua, thành phố Hà Nội đã bố trí trên 5.000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư 265 chương trình, dự án cho vùng dân tộc thiểu số. Khoảng cách chênh lệnh về đời sống vật chất và tinh thần giữa nhân dân khu vực nông thôn ngoại thành và nhân dân khu vực miền núi đã được rút ngắn.

Thực hiện mục tiêu “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi theo hướng bền vững, gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa vùng dân tộc, miền núi với vùng nông thôn ngoại thành”, trong 5 năm qua, bằng những chính sách đầu tư cụ thể, phù hợp với thực tế từng đối tượng, từng địa bàn, đã tạo sự đổi thay toàn diện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô.

Càng gần cuối năm, ông Nguyễn Văn Học ở xã Yên Trung, huyện Thạch Thất lại càng bận rộn hơn với việc chăm sóc đàn trâu, chuẩn bị đến ngày xuất chuồng. Gia đình ông được Ngân hàng Chính sách hỗ trợ vay vốn mua hai con nghé từ năm 2019. Qua 5 năm, gia đình đã duy trì được đàn trâu hơn 10 con. Từ hộ nghèo, đến nay đã thoát nghèo.

Ông Học cho biết: "Thu nhập nói chung một năm thì từ 5 con nái nó đẻ ra được 5 con nghé, thì có những cái món nó to to một tí, còn chăn nuôi con gà con lợn cũng bấp bênh, chả được bao nhiêu cả. Bán một con lợn thì được 3- 4 triệu, nhưng mà bán một con trâu phải chục triệu".

Hơn 300 hộ dân thuộc 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thành phố đã được vay vốn tín dụng ưu đãi với kinh phí trên 14 tỷ đồng. Nhờ nguồn vốn này mà các gia đình có cơ hội sản xuất kinh doanh tốt hơn, và đã thoát nghèo.

Trong giai đoạn 2019-2024, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 đến 2030, thành phố đã bố trí trên 5.000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư 265 chương trình, dự án...

Ông Đỗ Mạnh Hưng – Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, cho biết: "Được sự quan tâm của trung ương, của thành phố thì nhiều năm qua trên địa bàn của bảy xã miền núi được đầu tư, thay đổi cơ bản tất cả các hệ thống hạ tầng. Bộ mặt của bảy xã miền núi thay đổi rõ nét và thực sự là rất là ấn tượng".

Nhiều chỉ tiêu của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ 3 đã đạt và vượt, tính đến hết năm 2023: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 10%; Năm 2018 thu nhập bình quân đạt 35 triệu đồng/người/năm, thì đến nay thu nhập bình quân đầu người đạt 65 – 70 triệu đồng/người/năm; Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo từ con số 3,7%, đến hết năm 2023 chỉ còn 0,38%; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngày mai, 5/11, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hà Nội lần thứ 4 năm 2024 chính thức khai mạc. Chủ đề của Đại hội là “Cộng đồng các dân tộc thành phố Hà Nội đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững, văn hiến, văn minh, hiện đại”... thể hiện khát vọng, cống hiến của đồng bảo dân tộc với sự phát triển chung của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 22/12, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp gỡ trang trọng gần 300 đại biểu trí thức hàng đầu đại diện cho đội ngũ trí thức của toàn thành phố. Đây là dịp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe những ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại biểu trí thức trên các lĩnh vực.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Công an quận Cầu Giấy vừa cho ra mắt mô hình "Xe máy chữa cháy lưu động của lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở". Đây được kỳ vọng là mô hình sẽ tăng thêm sức mạnh cho lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là khi vụ cháy xảy ra ở những con ngõ sâu, ngõ nhỏ.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?