Ứng dụng công nghệ vào xử lý vi phạm giao thông

Tình hình tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, TP Hà Nội sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ nhằm tập trung xử lý vi phạm và ngăn ngừa ùn tắc giao thông.

Trong quý II năm 2024, thành phố đã hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu vượt tại nút giao Mai Dịch, thuộc dự án Vành đai 3 trên cao, góp phần giảm ùn tắc giao thông; thí điểm Trung tâm điều hành giao thông thông minh (TOC).

Các lực lượng chức năng đã xử lý 7/33 điểm ùn tắc giao thông, 5/5 điểm đen về tai nạn giao thông; hoàn thiện phương án tổ chức phân làn phương tiện tuyến đường Hoàng Minh Thảo và bốn cầu Vĩnh Tuy, Đông Trù, Thanh Trì, Chương Dương.

Thành phố đã điều chỉnh tổ chức giao thông nhằm giảm ùn tắc trên 22 tuyến đường. Các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý trên 94.000 trường hợp vi phạm trật tự ATGT, phạt tiền trên 180 tỷ đồng, tạm giữ trên 35.000 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX trên 21.000 trường hợp.

Lực lượng tăng cường xử lý qua hệ thống camera để xây dựng văn hóa giao thông an toàn.

Tại Hội nghị Sơ kết công tác đảm bảo trật tự ATGT, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã nêu một số giải pháp trọng tâm trong quý III như: vận hành Trung tâm điều hành giao thông thông minh thí điểm; xây dựng phương án xử lý đối với 26/33 điểm ùn tắc giao thông còn lại và các điểm ùn tắc phát sinh trong năm 2024; tiếp tục thí điểm tuyến đường cho xe đạp tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm.

Từ nay đến cuối năm, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự ATGT, đặc biệt với các hành vi nguy cơ cao như vi phạm nồng độ cồn, vi phạm tốc độ, xe chở quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng, điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường, phần đường quy định…

Đồng thời, tăng cường xử lý qua hệ thống camera để xây dựng văn hóa giao thông an toàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa bão ngay trong đêm.

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Chiều 7/9, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về công tác ứng phó bão số 3 (tính đến 16 giờ ngày 7/9).

Báo cáo nhanh của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội về cơn bão số 3 cho biết tính đến 16h chiều 7/9, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát sóng khoảng 213 tin bài, 2 bản tin Podcast thông tin về cơn bão số 3 trên các kênh phát thanh, truyền hình và các nền tảng số của Đài.