Ánh sáng tuổi thơ của trẻ khiếm thị
Chương trình đã diễn ra thành công với nhiều hoạt động văn nghệ, trò chơi và phần thưởng thú vị. Đặc biệt, trò chơi "Trải nghiệm bóng tối" đã giúp những người tham gia hiểu hơn về cuộc sống của người khiếm thị.
Trong suốt một tháng qua, Hội người khiếm thị quận Thanh Xuân cùng ban tổ chức đã lên kế hoạch, kêu gọi tài trợ của các nhà hảo tâm và sự tham gia của tất cả các hội viên để cùng nhau mang lại một ngày vui cho các em thiếu nhi không may mất đi ánh sáng.
Anh Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Hội người mù quận Thanh Xuân chia sẻ: "Chương trình tạo ra sân chơi cho trẻ em khiếm thị và con của người khiếm thị, muốn cộng đồng xã hội biết hơn về khả năng của các bé. Dù mất đi ánh sáng của đôi mắt nhưng các bé vẫn nỗ lực, rèn luyện hàng ngày để cống hiến cho cộng đồng, xã hội".
Tham gia chương trình, các em nhỏ không chỉ được vui chơi mà còn có cơ hội giao lưu, kết bạn, được nhận những món quà ý nghĩa. Những hoạt động này mang lại sự khích lệ, giúp các em có thêm nghị lực, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Em Lý Anh Anh Kiệt, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân chia sẻ: "Hôm nay đến với chương trình, con đã đem đến tiết mục "Một vòng Việt Nam". Con cám ơn anh chị tình nguyện quận Thanh Xuân đã hỗ trợ con.
Nhân dịp này, Hội người khiếm thị quận Thanh Xuân đã trao 47 phần quà bao gồm các vật phẩm thiết yếu và tiền mặt trị giá từ 200.000 - 500.000 đồng tới trẻ em khiếm thị và con em của hội viên.
Hội cũng trao hỗ trợ, học bổng cho trẻ em khiếm thị, con hội viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.
Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.
Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, những lễ hội và hoạt động giải trí đã trở thành điểm nhấn không thể thiếu, tạo nên những bản sắc và nguồn năng lượng mới mẻ cho thành phố màu sắc này.
UBND huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) vừa trang trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
UBND huyện Mê Linh quyết định kéo dài thời gian tổ chức festival hoa đến hết Tết Dương lịch (1/1/2025), nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách.
0